WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL)

♥️ Chào mừng các bạn ghé thăm forum 12a10 ♥️
Chúc các bạn có những giây phút thư giãn vui vẻ và thoải mái
WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL)

♥️ Chào mừng các bạn ghé thăm forum 12a10 ♥️
Chúc các bạn có những giây phút thư giãn vui vẻ và thoải mái
WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL)


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Katsushiro7 (157)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
trungntnkhtn (89)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
alice (79)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
TQC (74)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
shindo (61)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
lukhachsv (55)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
ntphudc07bk (48)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
tusang (41)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
bocau888 (28)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
Dt.Truong (18)
tieu su tam quoc I_vote_lcaptieu su tam quoc I_voting_bartieu su tam quoc I_vote_rcap 
Similar topics
Chủ đềTác giảThời gian
lễ 2.9 >>> ăn dầm nằm dề nhà sư phụ ^^ tieu su tam quoc MasterTue Oct 14, 2014 12:50 pm
Thư cám ơn A10 tieu su tam quoc MasterTue Oct 14, 2014 12:47 pm
Có người kiu post nên post chơi hihi tieu su tam quoc MasterThu Nov 03, 2011 10:43 am
Các nước với chiến tranh tieu su tam quoc MasterWed Sep 28, 2011 11:02 am
Kon trai Kon gái :d. hi`hi` tieu su tam quoc MasterWed Sep 21, 2011 9:43 am
THƯ CÁO LỖI (From: ntphudc07bk ------ To: bocau888) tieu su tam quoc MasterWed Sep 07, 2011 11:05 am
Một ngày xuống nhà Thái sư phụ 17/8/2011 tieu su tam quoc MasterTue Sep 06, 2011 11:10 am
Chiến dịch "Máu nhuộm đường Văn Thân" diễn ra vào ngày 28/08/2011 tieu su tam quoc MasterThu Sep 01, 2011 9:48 pm
Shock với ĐOREMON chế tieu su tam quoc MasterTue Aug 30, 2011 11:22 pm
Tiệc chia tay tiệm net của nhà pạn Tiến :D tieu su tam quoc MasterTue Aug 30, 2011 11:15 pm
Tờ trình Thủ tướng Chính phủ tieu su tam quoc MasterWed Aug 24, 2011 12:49 pm
Im lặng hơi lâu à nhe!!!!!!1 tieu su tam quoc MasterTue Aug 23, 2011 4:02 pm
Chuyến đi Long Hải tieu su tam quoc MasterThu Aug 11, 2011 11:30 am

 

 tieu su tam quoc

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyThu Aug 06, 2009 2:32 pm

Xin loi ba con vi tap post nen ko bit post hinh , ai bit chi dum nha Twisted Evil

Tào Tháo
Tào Tháo tự Mạnh Đức (155–220) là một nhân vật quan trọng ở thời Tam Quốc, là người đặt nên cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung quốc, lập nên chính quyền nhà Ngụy.
Tào Tháo nguyên gốc là họ Hạ Hầu. Cha ông là Hạ Hầu Tung, do làm con nuôi của một vị hoạn quan là Tào Đằng, nên đổi họ lại thành Tào Tung.
Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Hiếu Liêm, làm quan cai trị kinh thành Lạc Dương, đã nổi tiếng là người nghiêm túc. Chú của đại thần Kiển Thạc phạm tội vác dao đi đêm, ông sai bắt vào phủ đánh roi thẳng thừng không vì nể.
Năm 184, cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tào Tháo cùng các quân phiệt địa phương cùng các tướng trong triều đình đàn áp thành công, nên được phong làm quan trong triều.
Khi Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác không chế triều đình, tự xưng là Thái sư, Tào Tháo chủ trương hành thích Đổng Trác. Do việc không thành nên Tào Tháo đã bỏ trốn và tham gia vào nhóm quân chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu đánh Đổng Trác vào năm 191. Tào Tháo sau vì mưu giết Đổng Trác không thành mà phải chạy trốn, trên đường gặp Trần Cung, cảm mến tài năng Tào Tháo mà Trần Cung bỏ ấn từ quan để theo. Ai dè do quá đa nghi mà đôi bạn này đã giết cả nhà Lã Bá Sa, Tháo còn không hối hận bởi cho rằng: " Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta "
Sau đó, Tào Tháo được Viện Thiệu cử làm Thứ sử Thanh Châu và thu nhận 2 vạn quân Khăn vàng Thanh Châu đầu hàng. Từ đó, ông bắt đầu thực hiện ý định ly khai và phát triển thành một quân phiệt cát cứ độc lập. Với tài năng quân sự và chính trị, biết trọng dụng nhân tài, Tào Tháo lần lượt tiêu diệt các quân phiệt miền Bắc Trung Quốc như Lữ Bố, Viên Thuật, Trương Tú...
Đặc biệt, trong trận chiến Quan Độ, bằng sự khôn ngoan mưu lược, ông đã lật ngược tình thế, chiến thắng được đội quân của Viên Thiệu vốn hùng mạnh hơn rất nhiều, xoay chuyển cục diện, Tào Tháo chẳng những thừa hưởng được một số binh lực hùng hậu của Viên Thiệu mà còn tạo thế lực thống nhất Hà Bắc.
Sau khi thống nhất Trung Nguyên, Tào Tháo kéo xuống phía nam. Tuy nhiên, do chủ quan khinh địch và thiếu kinh nghiệm thủy chiến nên trong trận chiến Xích Bích đội quân Tào Tháo bị thất bại trước liên quân của 2 quân phiệt khác là Lưu Bị và Tôn Quyền, đổ vỡ kế hoạch thống nhất Trung Quốc. Từ đó, Tào Tháo quyết định tập trung xây dựng nền tảng chính trị ở phía Bắc và chờ đợi thời cơ. Sau trận Xích Bích, về cơ bản thế đứng của ba họ Tào, Tôn và Lưu khá vững, lực lượng khá cân bằng nên Tào Tháo không còn thời cơ nam tiến thuận lợi để thống nhất Trung Hoa nữa. Thế chân vạc hình thành.
Năm 211, Tào Tháo tiêu diệt thế lực họ Mã ở Tây Lương, thống nhất hoàn toàn Trung Nguyên. Năm 215, quân Tào đánh chiếm Hán Trung của Trương Lỗ, nhưng đến năm 219 lại bị quân Thục chiếm mất.
Với chiêu bài "Mượn tiếng thiên tử để ra lệnh cho chư hầu", Tào Tháo đưa Hán Hiến đế để làm bình phong thực hiện các quyết định chính trị, quân sự. Táo Tháo đã lập đô ở Hứa Xương, khống chế triều đình, tự xưng Thừa tướng (năm 208), thăng dần đến tước Ngụy công rồi Nguỵ vương.
Năm 220, ông mất, thọ 66 tuổi. Người con cả kế vị là Tào Phi ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Nguỵ, đóng đô ở Lạc Dương. Đó là vua Nguỵ Văn đế. Tào Tháo được truy tôn là Nguỵ Vũ Đế.
Nhưng chỉ hơn 20 năm sau, một thuộc hạ khác của Tào Tháo là Tư Mã Ý cũng đã dùng lại thủ đoạn của Tào Tháo để khống chế triều đình Ngụy tạo nên cơ sở để lập nên nhà Tấn. Bản thân Tào Tháo trước kia từng tiên đoán Tư Mã Ý cũng là một kẻ gian hùng nhưng không có lý do chính đáng để buộc tội ông ta.


Tào Phi
Tào Phi ( 187-29 tháng 6 năm 226), chính thức được gọi là Tào Ngụy Văn Đế , tên tự Tử Hoàn sinh ra ở huyện Tiêu, nước Bái (hiện nay là An Huy). Ông là con thứ hai của nhà chính trị và nhà thơ Trung Hoa Tào Tháo và là Hoàng đế đầu tiên và người sáng lập thực sự của Tào Ngụy (cũng gọi là "Nước Ngụy")
Tào Phi, giống như cha mình, là một nhà thơ. Bài thơ Trung Hoa đầu tiên sử dụng thất ngôn thi là bài thơ Yến Ca Hành của Tào Phi. Ông cũng đã sáng tác hơn 100 bài thơ về nhiều chủ đề khác nhau.
Tào Phi là con trai lớn nhất của Tào Tháo và thứ phi của Tào Tháo là Biện Thái Hậu (sau này là vợ chính của Tào Tháo). Trong số anh em của mình, Tào Phi là người sắc sảo nhất. Thay vì dùi mài kinh sử hay thao luyện quân binh, Tào Phi thường có mặt trong triều với các quan chức để tranh thủ ủng hộ của các quan và tham gia vào việc quân sự cùng cha. Sau khi Tào Tháo đánh bại được cha con Viên Thiệu, Tào Phi đã lấy vợ của Viên Hy (con trai Viên Thiệu) là Chân thị, làm vợ. Sau này Chân thị sinh ra Tào Duệ là người kế nghiệp Tào Phi (Nguỵ Minh đế) nhưng vẫn bị thất sủng. Khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế đã sủng ái Quách thị và Chân thị bị buộc phải tự vẫn.
Năm 220, Tào Phi đã ép Hán Hiến Đế thoái vị và tự xưng là hoàng đế Ngụy. Tào Phi đã tiếp tục cuộc chiến của cha mình chống lại Thục Hán của Lưu Bị và Đông Ngô của Tôn Quyền nhưng đã không thành công. Không giống như cha mình, Tào Phi tập trung nỗ lực chủ yếu vào quốc gia của mình khiến nó thịnh trị dưới thời trị vì của ông.
Có nhiều xung đột nội bộ trong thời gian trị vì của Tào Phi. Tào Phi đã giáng chức em trai mình là Tào Thực, người được Tào Tháo yêu mến nhất và có tài làm thơ giỏi nhất trong các con trai Tào Tháo, đồng thời là người ganh đua quyền kế vị của Tào Phi và Tào Phi cũng ra lệnh giết chết hai người bạn thân nhất của Tào Thực. Người ta cho rằng, em trai Tào Phi là Tào Hùng đã tự vẫn vì sợ ông anh mình tuy điều này không được ghi nhận trong sử sách.
Tào Phi còn khiến tướng Vu Cấm phải xấu hổ mà chết. Vốn là Vu Cấm được Tào Tháo sai đi đánh nhau với Quan Vũ, bị Quan Vũ đánh bại và cùng phó tướng Bàng Đức bị bắt sống. Trong khi Bàng Đức không chịu khuất phục thì Vu Cấm lại sợ hãi xin Quan Vũ tha mạng. Kết quả Đức bị chém còn Cấm bị giam. Sau đó Tôn Quyền sai Lã Mông đánh úp Kinh châu, bắt giết Quan Vũ. Quyền bắt được Vu Cấm, bèn trả về cho Tào Tháo. Không lâu sau Tào Tháo qua đời. Đến khi làm vua, Tào Phi sai người vẽ tranh chế diễu Vu Cấm đặt ở nơi công cộng. Trong tranh, Quan Vũ ngồi chễm chệ, Bàng Đức vươn cổ chịu chém, còn Vu Cấm thì khúm núm lạy lục Quan Vũ. Bởi thế Vu Cấm không chịu nổi nỗi nhục, nghĩ thành bệnh mà chết.
Tào Phi có nhiều điều đối xử và giám sát khắt khe với các anh em trong nhà, thậm chí còn hà khắc hơn với cả thân thuộc vua nhà Hán cũ mà ông vừa giành ngôi. Nhiều nhà sử học cho rằng sở dĩ như vậy vì ông ghen tài văn chương với Tào Thực và tài quân sự với Tào Chương.



Trương Liêu
Trương Liêu (169-222), tự là Văn Viễn là vị tướng quân đội của phe Đại Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là 1 trong những vị tướng giỏi nhất của phe Đại Ngụy với sức khỏe và tài năng quân sự, từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô.
Trương Liêu lúc đầu theo phục vụ dưới trướng Đinh Nguyên, một vị quan nhà Hán cùng Lữ Bố. Sau đó, Lữ Bố bị Đổng Trác dụ hàng nên Đinh Nguyên bị Lữ Bố giết, Trương Liêu về với Đổng Trác. Năm 189, Lữ Bố giết tiếp Đổng Trác, Trương Liêu trở thành tướng của Lữ Bố.
Năm 198, Tào Tháo đánh bại Lữ Bố ở trận Hạ Bì, Trương Liêu và Lữ Bố bị Tào Tháo bắt sống. Tào Tháo ra lệnh đem Lữ Bố chém và dụ hàng Trương Liêu. Trương Liêu cảm nghĩa Tào Tháo nên chịu hàng. Năm 200, Trương Liêu tham gia trận Quan Độ và tại đây ông đã lập công chiếm được Ô Sào là nơi cất giữ lương thực của Viên Thiệu khiến Viên Thiệu thua to.
Năm 208, Tào Tháo thất bại ở trận Xích Bích, Trương Liêu đã cứu Tào Tháo chạy trốn thành công. Sau đó, Trương Liêu được Tào Tháo giao trấn giữ Hợp Phì là nơi yếu điểm trước sự tấn công của Đông Ngô. Trương Liêu đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, bảo vệ thành công Hợp Phì và còn giết được 1 danh tướng của Đông Ngô là Thái Sử Từ. Sau trận đó, Tào Tháo phong Trương Liêu là Chinh Đông tướng quân.
Năm 215, Tào Tháo đem quân đánh Hán Trung. Tôn Quyền nhân cơ hội đó tấn công Hợp Phì lần nữa. Trương Liêu cùng Lí Điển, Nhạc Tiến với quân số ít hơn nhiều nhưng vẫn tiếp tục đẩy lùi được quân Đông Ngô. Sau trận này, quân đông Ngô nghe đến tên ông là sợ chết khiếp.
Sau khi Tào Phi lên nối nghiệp Tào Tháo, Trương Liêu vẫn tiếp tục được trọng dụng. Năm 222, ông cùng Tào Phi dẫn quân đánh Đông Ngô nhưng thất bại. Trương Liêu mất cùng năm đó, thọ 53 tuổi.



Tào Nhân
Tào Nhân tự Tử Hiếu cùng em là Tào Hồng cũng theo Tào Tháo từ những ngày ở Duyện Châu, 2 anh em bắn cũng cưỡi ngựa đều giỏi. Tào Nhân sau này trong trận giữ Phàn Thành bắn tên trúng Quan Công khiến Quan Công phải nhờ Hoa Đà cạo xương chữa thuốc.
Không thấy tài liệu nói về Tào Nhân, mặc dù ông cũng là một trong những tướng được Tào Tháo giao nhiều trọng trách, đáng chú ý là đã biết vận dụng mưu kế của Tào Tháo bày ra, khiến cho Chu Du bị trúng tên ở Nam Quận sau khi trận chiến Xích Bích kết thúc.
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyThu Aug 06, 2009 2:35 pm

Điền Vi
Điển Vi (?-197) là một viên tướng sống vào cuối đời nhà Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Điển Vi là người theo bảo vệ Tào Tháo, người đã xây dựng nên nhà Đại Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Điển Vi quê ở Trần Lưu chưa rõ năm sinh. Năm 189, Điển Vi theo thái thú Trương Mạc, sau vì lỡ tay giết người nên bỏ trốn sau về với Hạ Hầu Đôn, danh tướng của Tào Tháo. Sau Điển Vi được Hạ Hầu Đôn tiến cử cho Tào Tháo. Tào Tháo thấy Vi sức khỏe phi thường nên cho làm chức Trướng tiền đô úy, cho đi theo bảo vệ Tháo. Sau đó, Vi lập nhiều công trạng của Tháo nên được Tào Tháo rất tin tưởng.
Năm 197, Tào Tháo dẫn 15 vạn quân đánh Trương Tú ở Uyển Thành. Trương Tú đầu hàng. Sau vì Tào Tháo tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận bất ngờ đánh úp Tào Tháo. Tào Tháo tìm đường trốn. Nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên Tào Tháo mới thoát được. Sau đó Điển Vi hi sinh anh dũng. Tào Tháo rất thương tiếc Điển Vi nên khi về Hứa Đô, lập đền thờ Điển Vi và phong cho con trai Điển Vi là Điển Mãng chức Trung lang và nuôi dưỡng trong phủ.
Trận chiến tại Uyển Thành
Năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú. Trương Tú sợ quân lực của Tào Tháo nên đầu hàng. Nhưng sau đó Tào Tháo lại tư thông với thím dâu của Trương Tú nên Trương Tú tức giận, muốn đánh Tháo nên bàn với mưu sĩ là Giả Hủ và tướng là Hồ Xích Nhi. Hồ Xích Nhi bảo Tào Tháo có Điển Vi bảo vệ nên rất khó đánh, nên dùng kế ăn cắp đôi thiết kích của Vi. Thế là Trương Tú mời Điển Vi đến uống rượu cho say mèm rồi ăn cắp đôi thiết kích của Vi rồi đêm đó đốt lửa tấn công Tháo. Tào Tháo vội vàng bỏ chạy. Ðiển Vi say rượu đang ngủ, trong mơ màng chợt nghe tiếng ngựa và tiếng người reo hò, giật mình vùng dậy, sờ đến đôi thiết kích thì không thấy đâu cả lại nghe tin Trương tú kéo quân đến nên Vi vội vàng giật lấy cây kiếm của lính canh chạy ra ngoài thì thấy vô số quân mã, cầm chặt giáo dài đánh bừa vào trại.
Điển Vi lăn sả vào đám quân ấy, chém giết một lúc chết hơn vài chục người, quân mã ấy mới lui, lại có quân bộ kéo đến. Hai bên giáo mác tua tủa như ngọn lau, mình Vi không một mảnh giáp, trên dưới bị vài mươi nhát đâm nhưng Vi vẫn cứ lăn sả vào đánh. Gươm mẻ không dùng được, Vi bỏ gươm, hai tay chụp ngay lấy hai xác chết làm khí giới, quật chết một lúc chết tám chín người. Giặc thấy thế không dám đến gần, chỉ đứng đằng xa bắn tên lại. Tên bắn như mưa, Ðiển Vi vẫn liều chết giữ cửa trại, nhưng quân giặc đã kéo được vào cửa sau, Ðiển Vi lại bị một mũi giáo đâm trúng giữa lưng. Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy đất rồi chết. Ông chết được nửa giờ rồi mà vẫn không ai dám đi qua cửa trước.
Tào Tháo nhờ có Điển Vi chặn cửa trước nên thoát nạn chạy được về Hứa Đô nhưng mất người con trai trưởng và người cháu. Tào Tháo thương tiếc Vi vô cùng, sai lập đền thờ và bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng:"Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi".



Tư Mã Ý
Tư Mã Ý tự Trọng Đạt (179 - 251) bắt đầu xuất hiện trong truyện khi Nguỵ chủ Tào Phi qua đởi ở tuổi 40. truyền ngôi cho Tào Tuấn; ai dè, Gia Cát Lượng vì e ngại ông nên dùng kế ly gián mà cắt chức Tư Mã Ý. Lộ trình đưa Tư Mã Ý đến với người đọc không được La Quán Trung trau chuốt như đã làm với các nhân vật thời trước, nhưng cuộc đấu trí của Khổng Minh và Trọng Đạt có thể xem là hấp dẫn nhất trong suốt mấy chục hồi từ sau khi 3 anh em Lưu Quan Trương đều đã bỏ mạng.
Gia Cát luôn coi Tư Mã Ý là vật cản lớn nhất trên con đường tiến đánh nhà Nguỵ cũng là điều dễ hiểu. Chính Tư Mã Ý là người đã nhanh tay bắt Mạnh Đạt đoạt Thượng Dung, đánh bại Mã Tốc chiếm Nhai Đình, nhiều phen chặn đứng Khổng Minh ở Kỳ Sơn. Tuy một chọi một ông hay thua Khổng Minh, nhưng với kế sách thủ nhiều hơn công, Tư Mã Ý đã kìm chân Khổng Minh đến mức lục xuất Kỳ Sơn mà không nên công cán gì. Kể Tư Mã Ý cũng nhiều vận may, ông được Tào Tuấn tin tưởng hỗ trợ khi chinh chiến, binh tướng nhà Nguỵ cũng trung thành chứ không phải lo yên trong dẹp ngoài như Gia Cát, sau này lại được trời cứu mà không chết cháy trong hang Hồ Lô.
Đọc Tam Quốc thấy Tư Mã Ý rất tôn trọng Khổng Minh, tuy là kẻ thù nhưng vẫn luôn miệng khen Gia Cát là bậc kỳ tài, quả xứng đáng là đa mưu túc trí, có tài thao lược ở đời. Con ông sau này là Tư Mã Chiêu cũng là kẻ có tài, khôn khéo thao túng nhà Nguỵ chứ chưa cướp ngôi vì muốn dành cho đời sau này. Chiêu cho lập Tào Hoàng lên làm hoàng đế, rồi lại cho Chung Hội, Đặng Ngải đi đánh dẹp nhà Thục. Đến khi Tư Mã Chiêu mất, con trưởng là Tư Mã Viêm (tức Tấn Vũ Đế sau này) kế nghiệp cha và chính là người nhất thống thiên hạ, kết thúc thế chia ba chân vạc, lập ra nhà Tấn.
Đi thêm vài dòng về nhà Tấn: nhà Tấn trị vì được 50 năm thì mất cả đất ở phía Tây Bắc. Con cháu họ Tư Mã lại dựng nghiệp ở phía Đông Nam, đóng đô ở thành Kiến Nghiệp (thành Nam Kinh). Sử gọi đây là nhà Ðông Tấn. Đến năm 420, Lưu Dụ cướp ngôi nhà Ðông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía Nam. Lúc bấy giờ ở phía Bắc thì nhà Ngụy gồm cả nước Lương, nước Yên, nước Hạ. Thời kỳ này được gọi là thời Nam Bắc triều, kéo dài hơn 160 năm. Theo sử Việt, Giao Châu khi đó bị Nam Tống đô hộ, thuộc về giai đoạn Bắc thuộc lần thứ hai.


Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn tự Nguyên Nhượng (?-220) là một tướng dưới Táo Thào vào thời Tam Quốc ở Trung Hoa. Họ gốc của Tào Tháo là họ Hạ Hầu vì thế ông và Tào Tháo có mối quan hệ họ hàng. Ông là anh của Hạ Hầu Uyên. Hạ Hầu Đôn nổi tiếng là người mãnh tướng anh dũng.
Hạ Hầu Đôn bị mất con mắt trái của mình trong trận chiến ở thành Lạc Hậu, năm 198. Trong lúc đánh quá hăng đã không đề phòng nên bị cung tên đâm vào mắt khiến ông đau đớn tột đỉnh . Tuy nhiên không vì thế mà làm ông mất đi dũng khí ông hùng hổ nói 1 câu nói khiến cho quân địch phai khiếp sợ : “tinh cha huyết mẹ, sao lại vứt bỏ?” nên đã không ngần ngại và cho luôn cả con ngươi vào miệng mình và nuốt. Ông cũng là người hảo hán luôn trung thành với Tào Tháo.
Trong Tam quốc diễn nghĩa Hạ Hầu Đôn được miêu tả là người rất khiêm tốn và hào phóng. Ông mang theo cả thầy dạy học của mình khi ra trận để những lúc không tham chiến vẫn có thể học tập binh thư. Hạ Hầu Đôn chia sẻ tất cả những của cải chiến lợi phẩm thu thập được cho binh sĩ, chỉ giữ lại những thứ thật cần thiết cho riêng mình.
Năm 14 tuổi Hạ Hầu Đôn đã giết chết một người xúc phạm đến thầy dạy học của ông. Tính cách nóng nảy của ông trở nên nổi tiếng từ đó. Năm 190 khi Tào Thào chiêu mộ quân sĩ đi chống Đổng Trác, Hạ Hầu Đôn xin theo. Kể từ đó ông đã trở thành một thân tướng trung thành của Tào Tháo cho tới tận khi chết. Sau khi Tào Tháo chết vào năm 220, Tào Phi đã phong chức Đại tướng quân cho Hạ Hầu Đôn, nhưng chỉ 3 tháng sau ông qua đời vì bệnh, như thể là đi theo Tào Tháo vậy.
Hạ Hầu Đôn là một người tính tình chính trực nhưng nóng nảy, tử tế và trung thành với bạn bè và gia đình, không khoan nhượng đối với kẻ thù. Ông được coi là hữu tướng quân của Tào Thào, được phép đi chung xe ngựa là một vinh dự mà ngay cả cận vệ của Tào Tháo là Điển Vi và Hứa Chử cũng không có.
Tuy vậy, trên chiến trường sự nóng nảy của ông thường dẫn đến thất bại. Tuy có sức mạnh hơn ngươi những Hạ Hầu Đôn có rất ít trận thắng, chủ yếu do nôn nóng rơi vào bẫy của kẻ địch.


Hạ Hầu Uyên
Hạ Hầu Uyên tự Diệu Tài (?-219) là vị tướng quân đội của phe Đại Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là anh em họ của Tào Tháo, người đứng đầu phe Đại Ngụy. Ông cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn trong đời Tam Quốc và chết trong trận chiến núi Định Quân năm 219 bởi Hoàng Trung, 1 trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.
Hạ Hầu uyên chưa rõ năm sinh, người Tiêu Quận, nước Bái, là đồng hương đồng thời là anh em họ Tào Tháo. Có nguồn sử liệu khác viết rằng Hạ Hầu Uyên từng nhận tội giết người nhằm cứu Tào Tháo khỏi bị giam giữ nên Tào Tháo biết ơn và gả em gái vợ cho. Năm 190, Tào Tháo tập hợp lực lượng đánh Đổng Trác, Hạ Hầu Uyên cùng Hạ Hầu Đôn cũng là họ hàng Tào Tháo dẫn 1000 quân đến giúp Tào Tháo. Sau đó, liên quân đánh Đổng Trác tan rã, Hạ Hầu Uyên giúp Tào Tháo tăng cường lực lượng và mở rộng lãnh thổ.
Năm 198, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia trận Hạ Bì chống lại Lữ Bố. Kết cục của trận chiến là cái chết của Lữ Bố. Năm 200, Tào Tháo và Viên Thiệu đại chiến tại Quan Độ, Hạ Hầu Uyên làm nhiệm vụ bảo vệ doanh trại và tiếp tế lương thảo. Trận Quan Độ kết thúc với thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu và Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc từ đó.
Năm 208, Hạ Hầu Uyên cùng Tào Tháo tham gia 2 trận đánh lớn là trận Trường Bản và trận Xích Bích nhưng thất bại. Năm 211, Mã Siêu dẫn 20 vạn đại quân Tây Lương tấn công Đồng Quan báo thù cha. Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đến chiếm lại Đồng Quan. Thời gian đầu, Mã Siêu chiếm ưu thế nhưng Tào Tháo sau đó phản công thắng lợi đánh bại Mã Siêu nhưng Mã Siêu chạy trốn. Sau trận Đồng Quan, Tào Tháo sai hạ Hầu Uyên trấn giữ Trường An phòng Mã Siêu.
Năm 213, Mã Siêu dẫn quân đánh chiếm lại Trường An. Hạ Hầu Uyên nhận lệnh của Tào Tháo liên kết cùng Dương Phụ đánh bại Mã Siêu lần nữa khiến Mã Siêu phải chạy đến Hán Trung. Sau đó, Hạ Hầu Uyên trở về Hứa Đô. Năm 215, Tào Tháo cùng Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp, Hứa Chử, Từ Hoảng dẫn quân đánh Hán Trung của Trương Lỗ. Trương Lỗ sai người dẫn quân đến Dương Bình Quan phòng thủ khiến quân Tào Tháo không qua được. Sau đó, Tào Tháo sai Hạ Hầu Uyên lặng lẽ dẫn quân đến đánh chiếm Dương Bình Quan, quân của Trươg Lỗ không phòng thủ nên đại bại. Cuối cùng Tào Tháo chiếm Hán Trung. Cùng thời gian đó, quân Đông Ngô tấn công Hợp Phì nên Tào Tháo phải dẫn quân về Hợp Phì, giao Hán Trung lại cho Trương Cáp và Hạ Hầu Uyên. Hạ Hầu Uyên trấn giữ núi Định Quân là nơi hiểm yếu, đồng thời là nơi cất giữ lương thảo.
Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, sai Hoàng Trung tiến đánh núi Định Quân. Hạ Hầu Uyên nghe tin đó sai người báo cho Tào Tháo, Tào Tháo dẫn 40 vạn quân về cứu Hán Trung, sai Hạ Hầu Uyên ra nghênh địch. Hạ Hầu Uyên và Hoàng Trung bất phân thắng bại. Sau đó, Hoàng Trung chiếm Đối Sơn khiến Hạ Hầu Uyên tức giận đem quân đánh Đối Sơn. Hoàng Trung theo kế của Pháp Chính đợi quân của Hạ Hầu Uyên mỏi mệt thì kéo quân xuống, chém chết Hạ Hầu Uyên rồi sau đó dẫn quân chiếm luôn núi Định Quân. Cuối cùng, Lưu Bị chiếm luôn Hán Trung vào năm 219.
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyThu Aug 06, 2009 2:36 pm

Từ Hoảng
Từ Hoảng, tự Công Minh (169 - 227)Ông sinh ra ở Dương Quận (nay thuộc Hồng Đồng, Sơn Tây) trong thời Đông Hán. Hồi còn trẻ, ông làm một chức quan nhỏ ở địa phương. Sau đó, ông gia nhập quân của Dương Phụng đánh giặc Khăn Vàng được cho làm chỉ huy kị binh.
Năm 196, sau khi Đổng Trác chết, Từ Hoảng và Dương Phụng hộ tống Hán Hiến đế từ Trường An về thủ đô Lạc Dương, lúc đó gần như đã bị phá hủy hoàn toàn. Cùng lúc đó, Tào Tháo cũng dẫn quân đến Lạc Dương để đổi kinh đô và đưa Hán Hiến đế về Hứa Xương. Từ Hoảng khuyên Dương Phụng nên hàng Tào Tháo nhưng Dương Phụng không nghe, thậm chí còn gửi quân đuổi theo để mang Hán Hiến đế về. Sau đó, Dương Phụng bị Tào Tháo đánh bại, và Từ Hoảng cũng đầu hàng quân Tào.
Từ đó, Từ Hoảng tham gia vào tất cả các trận đánh lớn của Tào Tháo, trong đó có những chiến dịch tấn công Đạp Đốn, Lã Bố, Lưu Bị, Mã Siêu, Viên Thiệu... Từ Hoảng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhờ tài năng quân sự và tháo vát của mình.
Trong chiến dịch tấn công các con trai của Viên Thiệu, thái thú thành Nghi Dương thoạt tiên đầu hàng nhưng sau đó thay đổi quyết định. Từ Hoảng biết rằng địch thủ đang phân vân, nên đã cho viết một lá thư thuyết phục và cho lính bắn vào trong thành. Thái thú Nghi Dương đầu hàng một lần nữa, và Từ Hoảng chiếm được thành phố mà không thiệt hại gì.
Năm 215, ông được điều đến ải Dương Bình để bảo vệ Hán Trung khỏi quân đội Lưu Bị, lúc đó đang tìm cách chặn đường vận lương của quân Ngụy. Từ Hoảng biết được, nên cho quân tấn công trực diện vào quân Lưu Bị. Vô số lính địch nhảy xuống vực do bị Từ Hoảng đánh quá rát. Sau đó, thành được an toàn trong một thời gian ngắn.
Giây phút huy hoàng nhất trong sự nghiệp của Từ Hoảng là ở trận đánh Phàn Thành. Khi Phàn Thành (nay thuộc Tương Phàn, Hồ Bắc) bị Quan Vũ tấn công và quân tiếp viện do Vu Cấm chỉ huy bị đánh bại, Từ Hoảng dẫn quân đến Phàn Thành làm quân tiếp viện thứ hai. Từ Hoảng biết rằng phần lớn lính của mình không được tập luyện bài bản nên ông không giao chiến ngay mà lập trại đằng sau quân địch. Ông cho lính đào hầm xung quanh thành khác của địch là Nghiêm Thành, giả vở như cắt đường vận lương của địch. Quân Quan Vũ bị lừa và rời bỏ vị trí, giúp Từ Hoảng dễ dành chiếm được Phàn Thành.
Sau khi quân tiếp viện đến, Từ Hoảng cho quân của mình tấn công trực tiếp vào trại Quan Vũ. Quan Vũ dẫn 5000 kị binh để để đẩy lùi quân Ngụy, nhưng thất bại.Không những vậy, phần lớn quân lính của Quan Vũ bị đẩy xuống sông Hán Thủy và chết đuối. Cuộc vây hãm Phàn Thành của quân Thục bị phá vỡ. Khi Tào Tháo biết tin, ông đã so sánh Từ Hoảng với Tôn Tử.
Khi Từ Hoảng dẫn quân về trại, đích thân Tào Tháo ra ngoài thành 7 dặm để đón tiếp Từ Hoảng. Thường thì quân của các tướng khác, vì muốn xem mặt Tào Tháo, nên đều mất hàng ngũ nhưng quân của Từ Hoảng vẫn hàng nào đội ấy, răm rắp một lượt. Thấy điều này, Tào Tháo khen rằng: Từ tướng quân quả thật có dáng như Chu Á Pha ngày trước!
Sau khi Nguỵ vương chết năm 220, Từ Hoảng tiếp tục được Tào Phi tin tưởng. Ông được phong làm "Hữu tướng quân" và "Dương Bình hầu". Khi Tào Duệ lên ngôi nối dõi Tào Phi năm 227, Duệ cử Từ Hoảng đến bảo vệ Tương Dương khỏi quân Ngô. Không may là ông mất cùng năm vì lý do bệnh tật. Ông có một con trai tên là Từ Cái cùng với những họ hàng khác cũng được phong tước hầu.



Hứa Chử
Hứa Chử tự Trọng Khang là vị tướng quân đội của nhà Đại Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hêt lòng vì chủ. Ông được Tào Tháo gọi là "Hổ hầu" hay còn có biệt danh là "Hổ dại" do Mã Siêu đặt cho khi ông và Mã Siêu đại chiến ở trận Đồng Quan.
Hứa Chử chưa rõ năm sinh, người Tiêu huyện, được miêu tả là người mình cao tám thước, lưng to mười bản tay, tay cầm thanh đao lớn . Khi Tào Tháo sai Điển Vi đi đánh dẹp bọn dư đảng giặc khăn vàng ở Nhữ Nam và Dĩnh Xuyên thì trên đường truy kích giặc gặp Hứa Chử. Điển Vi thấy Hứa Chử bắt được bọn giặc cướp nhưng không giao nộp nên lao vào đánh Hứa Chử. Cả 2 đánh nhau hơn trăm hiệp chưa bất phân thắng bại. Tào Tháo thấy Hứa Chử sức khỏe phi thường nhu vậy nên thích lắm bèn sai người dùng kế bắt sống rồi mời Hứa Chử theo phục vụ mình. Hứa Chủ vui vẻ nhận lời và được Tào Tháo phong làm đô úy, cho làm tướng hầu cận bên cạnh mình cùng với Điển Vi. Từ đó, Hứa Chử bên cạnh Tào Tháo lập được nhiều công lớn và cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn, được Tào Tháo so sánh như Phàn Khoái, một vị tướng nổi tiếng sống vào đầu đời Hán. Năm 200, Hứa Chử tham gia trận Quan Độ chống lại Viên Thiệu và tại đây ông dược Tào Tháo sai làm tiên phong tiến đánh hậu cần quân lương của Viên Thiệu tại Ô Sào. Thất bại ở Ô Sào dẫn đến thất bại hoàn toàn của Viên Thiệu ở trận Quan Độ.
Năm 208, Hứa Chử đi theo Tào Tháo đánh chiếm Kinh Châu và tham gia trận Xích Bích nhưng thất bại. Trên đường trở về Hứa Đô, Hứa Chử đã bảo vệ Tào Tháo và các mưu sĩ oan toàn trước sự truy kích của quân Lưu Bị và quân Đông Ngô.
Năm 211, Mã Siêu dẫn 20 vạn quân tấn công Trường An báo thù cho cha. Tào Tháo dẫn quân đến ải Đồng Quan nghênh địch. Trong trận Đồng Quan khi Mã Siêu suýt bắt được Tào Tháo thì bị Hứa Chử xông ra ngăn lại rồi còn tuyên chiến với Mã Siêu và cả 2 đánh nhau 1 trận kinh hồn. Sau trận đó, ai cũng gọi Hứa Chử là "Hổ hầu".
Năm 215, Hứa Chử theo Tào Tháo đi đánh chiếm Hán Trung. Tại đây, Hứa Chử cũng lập nhiều công lớn, góp công giúp Tào Tháo lấy Hán Trung. Năm 219, Lưu Bị dẫn quân đánh Hán Trung, Hứa Chử cũng đi theo Tào Tháo đến bảo vệ Hán Trung nhưng thất bại.
Năm 220, Tào Tháo bệnh mất, Hứa Chử theo phục vụ con trai TàoTháo là Tào Phi. Sau khi Tào Phi mất thì không còn thông tin gì về ông nữa ngoài việc sau này con trai ông là Hứa Nghi vì vi phạm quân lệnh nên bị Chung Hội xử chém năm 263.



Trương Cáp
Trương Cáp (Zhang He) (167 - 231) tự là Tuấn Nghệ, là một võ tướng thời Hậu Hán, có công đóng góp rất lớn cho việc Tào Tháo lập nên nhà Ngụy.
Trương Cáp (hay Trương Hợp) trước là thuộc hạ của Hàn Phúc, sau đó theo Viên Thiệu, rồi Tào Tháo. Ông bắt đầu tham gia chiến trận năm mới 16 tuổi khi có khởi nghĩa Hoàng Cân.
Khi Tào Tháo đánh nhau với Viên Thiệu ở trận Quan Độ, Trương Cáp nhiều lần bày mưu và khuyên Viên Thiệu nhưng ông ta không nghe lời. Kết quả Trương Cáp và Cao Lãm chạy sang phe Tào Tháo. Sau này ông đã trở thành danh tướng nước Ngụy, được xếp vào hàng năm danh tướng của Ngụy. Trong những chiến tích của ông thì trận giao tranh với Trương Phi ở Ba Tây được xem là nổi bật nhất, dù thất bại nhưng cuối cùng Trương Cáp cũng bày kế và giết được Lôi Đồng của Trương Phi.
Khi Tào Phi mất, Tào Duệ lên, Trương Cáp được phong làm Hữu tướng quân, người giữ quyền lực quan trọng nhất trong triều đình chỉ sau Tư Mã Ý và tham mưu Hạ Hầu Mậu. Ông được giao trọng trách cùng với Tư Mã Ý tiến đánh vùng Ba Thục.
Cuối cùng Cáp bị trúng kế của Gia Cát Lượng ở Kiếm Các và bỏ mạng. Trong Tam Quốc Chí ghi rằng Tư Mã ý khuyên Trương Cáp không nên đuổi theo quân Thục Hán nhưng ông không nghe nên bị phục kích, nhưng trong các ghi chép khác thì Trương Cáp lúc đó là lão tướng nhiều kinh nghiệm nên không đuổi theo Gia Cát Lượng, nhưng Tư Mã Ý hoặc là vì thiếu hiểu biết hoặc là cố ý hại ông để tranh quyền nên ra lệnh cho ông đuổi theo. Trương Cáp được phong tước Hầu sau khi chết.



Chân Thị
Chân Thị cũng được xếp vào những mĩ nhân tuyệt sắc vào thời TQ, vốn kết hôn với con thứ của Viên Thiệu và Viên Hy. Sau nhà họ Viên bị thất thế và diệt vong bởi Tào Tháo, một lần tình cờ Tào Phi gặp gỡ và bị sắc đẹp của cô chinh phục, đã kết hôn với cô. Cô là người sinh ra vị hòang đế thứ 2 triều Ngụy.
Tên Hán là Chân Nhi ( còn có tên gọi khác là Chân Mật), hoàng hậu của Ngụy Văn đế Tào Phi . Một trong tứ đại mỹ nhân thời Tam quốc Đông Ngô hữu nhị Kiều, Bắc phương Chân Mật tiếu.
Chân Mật xuất thân trong gia đình quý tộc, từ nhỏ đã được hưởng thụ nền giáo dục tốt đẹp. Cô nổi tiếng trong vùng về sắc đẹp lẫn tính cách hiền dịu, hiểu lòng người. Sau này làm vợ của Viên Hy con trai của Viên Thiệu.
Khi Tào Tháo vây Nghiệp thành, từ lâu đã biết danh tiếng mỹ nhân của Chân Mật nên rất thèm khát chiếm hữu. Ông ra lệnh không ai được xâm phạm đến gia quyến nhà họ Viên . Nhưng không ngờ Tào Phi nhanh chân hơn một bước, xông đến nhà họ Viên, cướp tay trên người đẹp. Biết chuyện này, Tào Thào đành nén giận, tổ chức hôn lễ cho cả hai.
Thực ra cuộc hôn nhân đó ko có hạnh phúc, căn bản Chân Mật ko có tình cảm dành cho Tào Phi, cuộc sống của hai người đồng sàng dị mộng. Sau này cô về nhà họ Tào gặp gỡ Tào Thực-tuyệt thế văn chương đương thời- thì tim cô bắt đầu rung động. Nhưng cuộc tình giữa cô và Tào Thực vẫn là mối tình căm, cả hai chĩ có thể gặp nhau hàng ngày đàm luận văn chương, ánh mắt nhìn nhau mà nghẹn lời.
Sau này Tào Phi có thêm những mỹ nhân khác, nhất là Quách Hoàn ( hay có tên khác là Quách Cẩm) thì bắt đầu xa lánh Chân Mật. Khi Chân Mật trở thành hoàng hậu, Quách Hoàn rất căm tức nên vu khống đứa con trai Tào Duệ do Chân hậu sinh ra ko phải dòng dõi Tào gia. Đến lúc này, Chân Mật đã tức nước vỡ bờ, lớn tiếng chửi mắng Tào Phi. Kết quả là cô được ban rượu độc, khi chết còn bị nhét cám vào mồm, tóc rũ xuống che khuất mặt.
Tương truyền, khi Tào Thực lên đường trở về vùng đất được phong hầu của mình. Tại sông Lạc Thủy, chàng đã gặp lại Chân Mật- lúc này đã là nữ thần- lần cuối. Quá xúc động, Tào Thực đã vung bút viết nên bài phú thiên cổ lưu truyền Lạc thần phú.


Đại Nguỵ
Vào thời điểm nhà Hán suy yếu, khu vực Bắc Trung Quốc thuộc quyền kiếm soát của Tào Tháo. Vào năm 213, ông được phong làm "Ngụy công" và được trao quyền sở hữu 10 thành trì. Khu vực nay được đặt tên là "Ngụy". Năm 216, ông được phong làm "Ngụy vương".
Vào ngày 15 tháng 3 năm 220, Tào Tháo qua đời, con trưởng là Tào Phi kế ngôi "Ngụy vương". Cũng trong năm này, ngày 11 tháng 12, Tào Phi cướp ngôi của Hán Hiến Đế và tự xưng là hoàng đế, lập nên nước Ngụy. Gần như ngay sau đó, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế nước Thục Hán, và Tôn Quyền làm điều tương tự vào năm 222.
Nước Ngụy tiêu diệt nước Thục vào năm 263. Vào năm 265, Tư Mã Viêm, cháu của Tư Mã Ý, cướp ngôi hoàng đế của Tào Hoán, lập nên nước Tấn. Nước Nguỵ mất từ đó.
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyThu Aug 06, 2009 2:40 pm

Con 2 nuoc Thuc Ngo va may ten khac nhu LUBU nhung doii y kien pa con da co nen post tiep hay ko, voi lai nho chi em post hinh nha co nhieu hinh dep ma ko bit post

Thà đắc tội với quân tử, chứ ko đắc tội với tiểu nhân.
Nhưng thà đắc tội với tiểu nhân chứ ko dám đắc tội với... phụ nữ.
Về Đầu Trang Go down
TQC
Admin
Admin
TQC


Tổng số bài gửi : 74
Join date : 31/07/2009
Age : 34

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyThu Aug 06, 2009 4:35 pm

Hay wá. Tiếp nào... Đọc cái này rất có ích cho DYNASTY WARRIOR và WARRIOR OROCHI superstitious insura superstitious insura superstitious insura Thanks
Về Đầu Trang Go down
http://12a10.niceboard.net
trungntnkhtn
Moderator
Moderator
trungntnkhtn


Tổng số bài gửi : 89
Join date : 02/08/2009
Đến từ : X + Y == XY

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyThu Aug 06, 2009 8:52 pm

dis . . . thèn D nhiễm LV roài >_<

chết nghen cu =)). Vào acc chú phá hủy hết =))
Về Đầu Trang Go down
shindo
Moderator
Moderator
shindo


Tổng số bài gửi : 61
Join date : 01/08/2009
Age : 34

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyThu Aug 06, 2009 9:56 pm

Trung dê phát biểu linh tinh nhé coi chừng anh đập em doá hehe
Về Đầu Trang Go down
trungntnkhtn
Moderator
Moderator
trungntnkhtn


Tổng số bài gửi : 89
Join date : 02/08/2009
Đến từ : X + Y == XY

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyFri Aug 07, 2009 6:44 am

ec.

Hum nay lấy vợt cầu lông bem a Thạnh nè glower
khakhakha
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptySat Aug 08, 2009 7:18 pm

thang Trung ga chem may bay h, tao se dem wan wa sang bang nha may lay dat lam chuong chan de
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptySat Aug 08, 2009 7:24 pm

Chu de tam quoc dc post tiep day, sau day se la 1 so tieu su tuong linh thuoc phe Thuc

Lưu Bị
Lưu Bị tự là Huyền Đức, người huyện Trác (nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc).Ông là con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh đế. Đến đời Lưu Bị, nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề đan giày, bện chiếu mà sống. Ông đọc sách mà không chịu dụng công, lại thích chơi cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác.
Năm ông 47 tuổi, nghe lời Từ Thứ nói ở Long Trung (nay là Tương Dương, Hồ Bắc) có người có tài trị nước tên là Gia Cát Lượng, ông liền lặn lội đường dài, ba lần tìm đến thăm. Gia Cát Lượng vì cảm động vì lòng chân thành nên ra khỏi lều tranh, giúp ông trị nước.
Năm 207, Gia Cát Lượng cùng Lưu Bị bàn về tình hình thiên hạ, kiến nghị Lưu Bị liên kết với Tôn Quyền lấy Kinh Châu, Ích Châu, và chống họ Tào. Từ đó Lưu Bị coi cuộc đối thoại đó là tư tưởng chiến lược thống nhất thiên hạ.
Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân từ Giang Lăng dọc Trường Giang tiến thẳng xuống Hạ Khẩu, Lưu Bị lập tức phái Gia Cát Lượng sang Giang Đông liên hiệp với Tôn Quyền. Chu Du dùng hoả công đại phá quân Tào ở Xích Bích, hình thành cái thế chân vạc.
Năm 214, Lưu Bị giả vờ đến giúp đỡ Lưu Chương, là người cùng họ, nhưng đánh lén, chiếm lấy đất Thục. Từ đó ông có cả đất Kinh Châu và Ba Thục, trở thành một quyền lực lớn ở phía Tây, nhưng quân sư là Bàng Thống chết trong cuộc chiến.
Năm 219, Quân Lưu Bị chiếm được Hán Trung, giết được Hạ Hầu Uyên, và tự xưng là Hán Trung Vương. Ông phong Ngũ Hổ Tướng gồm có: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung. Ngụy Diên được cho trấn thủ Hán Trung.
Năm 220, sau khi Tào Phi xưng đế (Ngụy Văn Đế), Lưu Bị tự lập làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục nhà Hán (sử gọi là Thục Hán), đóng đô ở Thành Đô.
Liên minh Thục - Ngô có lẽ sẽ kéo dài và Thục sẽ không mất nếu như không xảy ra biến cố Tôn Quyền sai đại tướng Lã Mông đánh úp lấy Kinh Châu, chém Quan Vũ, khiến Lưu Bị nổi giận mang quân báo thù làm cho quan hệ liên hiệp giữa Tôn Quyền và Lưu Bị tan vỡ, chiến tranh Ngô-Thục nổ ra. Cũng bắt đầu từ đấy hễ Thục bị Ngụy tấn công thì Ngô không thèm dòm tới cũng như Ngô bị Ngụy xâm lăng thì Thục cũng không tiến sang đông.
Năm 221, Lưu Bị lấy danh nghĩa trả thù cho Quan Vũ, cất đại quân đánh Ngô, Tôn Quyền rất lo ngại nên sai Lục Tốn đứng ra chỉ huy. Trong trận Di Lăng, bị Lục Tốn đánh cho thua to. Năm sau, bị bệnh mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên), thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn là Hán Chiêu Liệt đế. Con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức là Hán Hậu Chủ.


Quan Vũ
Quan Vũ (,162? - 219), cũng được gọi là Quan Công , tự là Vân Trường, Trường Sinh quê ở Giải Lương, Hà Đông; mới buổi đầu xuất hiện đã ra dáng anh hào. Người đời coi Quan Công là biểu tượng cho lòng trung thành và trượng nghĩa. Quan Vũ buổi lập danh đánh giặc Khăn Vàng đã làm người đời kính nể; sau bất đắc dĩ theo về với Tào Tháo nhưng “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, ông vẫn luôn một lòng hướng về Lưu Bị. Bỏ vinh hoa phú quý, Quan Công rước 2 chị dâu đi tìm Lưu Bị; trong lúc nghỉ đêm ông lại ngồi ngoài gác cửa, biết trọng lễ nghĩa thật làm người ta kính phục. Cho đến sau này, nhớ cái ơn của Tào Tháo mà Quan Vũ ra quân lệnh tha cho Tào Tháo ở ngõ Hoa Dung càng làm hình ảnh ông trở nên đáng kính hơn. Nhưng phàm ở đời, anh hùng có dũng ắt sẽ kiêu, Quan Vũ cũng không ngoại lệ. Người ta sau này còn phê phán Quan Vũ nhiều vì thói kiêu căng để đến nỗi mất mạng về tay Lã Tử Minh đồng thời làm mất Kinh Châu, làm lung lay gốc rễ nhà Thục.
Nhắc đến Quan Vũ chắc còn phải tán tụng mãi những tích như chém Nhan Lương, Văn Xú; Quá ngũ quan, trảm lục tướng (qua năm ải, chém sáu tướng); Cạo xương chữa thuốc cùng Hoa Đà; dâng nước ngập 7 đạo quân Tào rồi bắt sống Bàng Đức; sau này lại hiển thánh vật chết Lã Mông. Ngoài ra, giang hồ còn đồn đại tích truyện Quan Công dưới trăng chém Điêu Thuyền nhưng chỉ là truyện ngoài chính sử . Kỳ truyện kể rằng 3 anh em Lưu Quan Trương trừ được cái họa Lã Bố thì phải đối mặt với quyết định là làm gì với Điêu Thuyền, giết đi thì uổng quá vì nàng đẹp quá, nhưng cũng không ai lấy nàng làm thiếp được. Quan Vũ hiểu thấu tâm can những người trong cuộc, nhưng vì đại nghiệp không thể đi theo vết xe của Đồng Trác, Phụng Tiên được nữa nên phải dằn lòng mà giết Điêu Thuyền. Nhưng vẻ đẹp Điêu Thuyền quả thực là giáng phàm, Quan Vũ không thể nâng long đao lên được, bất giác buông rơi thanh uyển nguyệt. Đêm đó lại là đêm trăng, thanh long đao rơi xuống trúng vào cái bóng của Điêu Thuyền, ngờ đâu vì thế mà Điêu Thuyền cũng đầu lìa khỏi cổ. Mỹ nhân số một thời Hậu Hán đã bị chém như vậy đó. Phạm Văn Bân trong “Tứ đại mỹ nhân” có 1 kết cục khác cho Điêu Thuyền, theo ông: “Sau khi thành Hạ Bì thất thủ, Lữ Bố bị Tào Tháo giết, không biết tông tích của Ðiêu Thuyền ở đâu cả. Nàng chính là con rồng thiêng, chỉ lộ cái đầu, cái mình với đời mà không cho đời sau biết cái đuôi mình ẩn đi đâu hết! Có thế danh tiếng mới khỏi bị tổn thương.”
Hình tượng Quan Vũ sau này được thần thánh hóa lên quá nhiều đến mức sùng bái thờ phụng; nhưng có một sự thật rằng khí cốt oai phong của “ông mặt đỏ râu dài”, tay cầm thanh đao uyển nguyệt, cưỡi ngựa xích thố dưới lá cờ chữ Quan là hình ảnh đẹp nhất trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục thời Tam Quốc


Trương Phi
Trương Phi ( sinh chưa rõ - mất 221) người nước Yên buổi đầu chỉ là anh bán thịt ở Trác Quận nhưng đã thích kết giao hào kiệt; cho đến sau này, xuyên suốt trong Tam Quốc, Dực Đức có thể coi là người sống đúng với lòng mình nhất. Trương Phi sử dụng cây trượng “Bát điểm cương mâu”, khi ra quân rất anh dũng. Chẳng thế đời sau đã vinh danh ông ngay sau trận mở màn với Trình Viễn Trí:
Anh hùng xuất trận buổi đầu tay,
Một thử xà mâu, một thử đao.
Khí tiết rạng ngời oai lực khét,
Chia ba thiên hạ rạng anh hào.
Trương Phi có lẽ được nhớ đến nhiều nhất qua trận Trường Bản với tiếng thét làm vỡ mật tướng Tào vẫn được truyền tụng mãi. Nhưng ngoài câu chuyện đó, người ta còn kính phục Trương Phi ở chữ trung và đức tính phục thiện. Tiêu biểu nhất là tích Hồi trống Cổ Thành khi Trương Phi thách Vân Trường trong 3 hồi trống chém chết tướng Tào. Hình ảnh Trương Phi “thẳng tay giục trống” sau này được khai thác rất nhiều trong các bộ phim dã sử và tuồng. Thế rồi ngay sau khi Quan Vũ một đao chém chết Sái Dương, Trương Phi không ngần ngại quỳ xuống xin anh tha tội.
Trương Phi lấy con gái của Hạ Hầu Uyên làm vợ, khi cô bị quân của Trương Phi bắt được trong một lần vào rừng kiếm củi. Họ có 2 con gái. Con gái lớn trở thành hoàng hậu Thục Hán sau khi cưới Lưu Thiện với Gia Cát Lượng làm ông mai. Sau khi con gái lớn của Trương Phi mất vì bệnh, Gia Cát Lượng lại một lần nữa làm mai để cưới con gái nhỏ của Trương Phi cho Lưu Thiện. Cô em nối tiếp cô chị làm hoàng hậu nước Thục.
Trương Phi tuy kiêu dũng thiện chiến, sức mạnh hơn người nhưng bình sinh tính nóng như lửa, cũng vì thế mà sau này mạng vong bởi thủ hạ dưới quyền. Trương Phi chết rồi, tam anh chỉ còn một, chẳng trách Lưu Bị cũng không thọ lâu sau đó; Thục Hán suy từ đây.
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptySat Aug 08, 2009 7:25 pm

Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán, sinh vào giờ Tuất tháng 4 (Tam Quốc), tự Khổng Minh, Gia Cát (諸葛) là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".
Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân không làm quan. Ông là người tài giỏi nhất nên người đời sau ví Lưu Bị được rồng trong số 3 người (Lưu, Tào, Tôn).
Khổng Minh tự làm thơ ví mình:
Mộng lớn ai người sớm tỉnh ra?
Bình sinh ta vẫn biết mình ta.
Lều tranh no giấc, bừng con mắt!
Bóng ác ngoài song đã xế tà…
Lưu Bị khi cầu Gia Cát phải 3 lần thân đến lều tranh mới được diện kiến, Khổng Minh vốn đã không có ý ra nhưng vì Huyền Đức chân thành quá mà cuối cùng nhận lời. Truyện Tam Quốc hồi 38 cũng vinh danh Gia Cát:chưa ra khỏi lều tranh mà đã dư biết “Thiên hạ chia ba” sau này. Thật là bật kỳ tài quán thế, vạn cổ chỉ có một không hai vậy.
Tuy nhiên, cuộc đời ông đúng như Tư Mã Huy đã than sau khi tiến cử ông cho Lưu Bị: “Gặp Chúa xong không gặp thời. Tiếc thay!”
Khổng Minh ra phò Lưu Bị, mở màn trận đánh đầu đời bằng thắng lợi Hỏa thiêu Tân Dã; sau đó trổ tài hùng biện đánh bại đám mưu sĩ Giang Đông; sau này lấy được Hán Trung nhờ thế mà Lưu Bị mới có thể đăng cơ làm Hán Trung Vương. Từ đây ông trở thành Gia Cát thừa tướng, tiếng tăm lẫy lừng. Nhưng thế cuộc đổi dời nhanh hơn dự kiến, liên tiếp thất bại của nhà Thục: Vân Trường trúng kế mất Kinh Châu, Trương Phi vong mạng vì nóng vội, Lưu Bị cũng thua về tay Lục Bá Ngôn; nhà Thục lung lay đến tận gốc rễ; Gia Cát Lượng từ đây phải lãnh một trọng trách lớn lao hơn là gánh vác giang sơn nhà Hán. Truyện chép khi Lưu Bị lâm chung có dặn Khổng Minh: Như con trẫm đáng giúp thì giúp, bằng không hãy tự làm chúa mà giữ Thành Ðô !Khổng Minh vừa nghe nói dứt, tay chân bủn rủn, khóc rằng :
- Tôi đâu chẳng lo giữ cái tiết trung quân cho đến chết!
Nói đoạn đập đầu đến tóe máu.
Có người cho rằng Khổng Minh ngu trung, ý kiến này không phải không có cơ sở, nhưng xét ra Gia Cát Vũ Hầu sở dĩ tiếng thơm truyền đến ngàn đời cũng là vì lòng trung trinh tiết nghĩa đến chết mới thôi của mình đối với sự nghiệp Thục Hán. Sau này, Gia Cát thân chinh 7 lần đánh Mạnh Hoạch, 6 lần ra Kỳ Sơn; không lần nào là không thi triển tài năng khiến đối phương nể phục, chế ra trâu gỗ ngựa máy, làm liên nỏ, lập Bát quái trận… đã mấy lần suýt thành đại nghiệp. Nhưng trời không chiều lòng người, ông gặp phải muôn vàn trắc trở: không được Hậu chủ tin dùng, Triệu Vân qua đời vì tuổi già, Mã Tốc trái lệnh mất Nhai Đình, hang Hồ Lô lửa vây Tư Mã Ý thì trời lại đổ mưa, dâng sao giải hạn lại bị Ngụy Diên làm hỏng; Gia Cát đành ngậm ngùi qua đời trong khi đại nghiệp trung hưng còn dang dở. Cho đến khi nhắm mắt, ông vẫn chỉ canh cánh từ nay không còn được bôn ba nơi chiến địa để làm tròn lời dặn của Tiên đế. Khổng Minh qua đời có thể xem là rường cột cuối cùng của nhà Hán đã mất, tuy ông có truyền lại binh pháp cho Khương Duy nhưng vận trời không cưỡng lại được, 30 năm sau khi ông mất, nhà Hán bị diệt vong.



Hoàng Nguyệt Anh
Nguyệt Anh ( còn có tên khác là Uyển Trinh, biệt danh A Xú), kiều thê của Thục Hán quân sư Gia Cát Lượng
Nguyệt Anh là con gái của Hoàng Thừa Ngạn, một ẩn sỹ vùng Long Trung. Theo như chính sử lẫn TQC đều ghi nhận 1 điều: vợ của KM ko phải là 1 mỹ nhân. Vóc người cô thô, da đen đúa, mặt mũi bị tàn nhang, nhưng tài năng của cô thì vô cùng xuất chúng. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, am hiểu binh pháp kỳ mưu, lại có sở trường về việc sáng chế công cụ như xe công thành, thú gỗ để đánh trận, mộc ngưu lưu mã vận chuyển lương ...
Nhưng theo các ngoại truyện thì Nguyệt Anh ko hề xấu xí, dung mạo cô rất mỹ lệ. Vì muốn tìm cho mình tấm chồng tương xứng với tài năng, ko trọng sắc đẹp nên cô mới hóa trang thành như thế. Khi KM biết đến tiếng nàng, ngỏ lời cầu hôn thì cô bày ra một trận bát quái để thử thách. Nhận thấy được tài trí phi phàm của chàng trai Ngọa Long, Nguyệt Anh cuối cùng đã nhận lời. Từ đó, cô sát cánh bên chồng phò trợ từ trong bóng tối. Và mấy ai biết rằng, Long Trung quyết sánh, chia 3 thiên hạ của KM có đc từ sự gợi ý của cô.


Bàng Thống
Bàng Thống, tự Sỹ Nguyên (178-213), đạo hiệu Phượng Sồ tiên sinh là mưu sĩ tài ba trong Tam Quốc, nếu theo thiên hạ đồn đại thì Phượng Sồ có tài bình thiên hạ không kém gì Gia Cát. Chiến công lớn nhất của ông có lẽ là trong trận Xích Bích, khi trá hàng thuyết phục Tào Tháo lập trận liên hoàn lấy xích sắt nối các chiến thuyền lại, nhờ đó sau này kế hỏa công của Đông Ngô mới thành được. Bàng Thống về đầu quân làm quân sư lớn thứ hai cho Lưu Bị nhưng Lưu Bị thấy tướng mạo ông xấu xí mà có ý không muốn dùng, trước chỉ cho làm việc bàn giấy, sau mới trọng dụng ông trong cuộc chiến vào Tây Xuyên, nhưng đây cũng là lần chinh chiến cuối cùng trong đời Bàng Thống. Đúng như Tử Hư đạo nhân trước đó đã tiên đoán:
“Một rồng , một phượng
Cùng vào Tây Xuyên
Phượng sa xuống đất
Rồng bay lên trời.”
Sĩ Nguyên chỉ vì cưỡi ngựa Đích Lư mà bị nhận nhầm là Lưu Bị, cuối cùng người ngựa đều bị tên bắn chết, ôm hận ở gò Lạc Phượng khi công danh chưa thành, đáng thương lắm thay! Phượng Sồ chết, Ngoạ Long phải bỏ vị trí chấn thủ Kinh Châu để vào Tây Xuyên giúp Lưu Bị; Kinh Châu giao lại cho Quan Vũ. Nếu Quan Vũ chịu nghe theo lời Khổng Minh dặn “Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền” thì chắc không đến nỗi sai lầm nối tiếp sai lầm khiến Thục Hán suy vong..


Triệu Vân

Triệu Vân (168-229), tự là Tử Long , người vùng Thường Sơn, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.
Triệu Vân sinh năm 168 tại thành Chân Định thuộc vùng Thường Sơn (bây giờ là Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông cao khoảng 1,85 m (6 ft 2), giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Ông theo về với Công Tôn Toản, một tướng quân cát cứ trong vùng vào khoảng cuối năm 191 hoặc đầu năm 192, với danh nghĩa thủ lĩnh một đội quân tình nguyện nhỏ. Trong năm 192, Triệu Vân được xếp dưới quyền trực thuộc của Lưu Bị, người mà khi ấy chỉ là bộ tướng của Công Tôn Toản, giữ chức Phiêu kỵ tướng quân. Lưu Bị có vài nghìn kỵ binh, và Triệu Vân được điều đến trong hàng ngũ này. Ngay sau đó, Triệu Vân từ bỏ Lưu Bị và Công Tôn Toản để về quê chịu tang anh trai. Triệu Vân lại theo về với Lưu Bị vào năm 200. Từ đó Triệu Vân quan hệ rất gắn bó với Lưu Bị. Tam Quốc Chí kể họ cùng ngủ chung một giường trong thời gian hai người ở tại Gia Thành . Trong khoảng thời gian đó, Lưu Bị phái Triệu Vân bí mật tuyển mộ thêm quân để tăng cường cho đội quân trực thuộc của Lưu Bị. Kể từ đây Triệu Vân chính thức bỏ Công Tôn Toản theo phò Lưu Bị.
Năm 208, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo thất bại và bị đuổi chạy qua Trường Bản. Trong trận Trường Bản thì Triệu Vân đã liều mạng sống bảo vệ gia quyến Lưu Bị, cứu được con trai Lưu Bị là Lưu Thiện (A Đẩu), tạo nên điển tích Tử Long một ngựa cứu chúa nổi tiếng đến ngày nay. Sau Đại chiến Xích Bích, Triệu Vân góp công lớn giúp Lưu Bị dành được phần nam Kinh Châu, và trở thành một trong những tướng lĩnh quan trọng trong tập đoàn Lưu Bị, được phong chức "đại tướng quân". Khi Lưu Bị dẫn quân vào Ích Châu (nay là tỉnh Tứ Xuyên), ông đã giao cho Triệu Vân phòng thủ căn cứ chính ở Công An ( bây giờ thuộc tỉnh Hồ Bắc, với tư cách "lưu dẫn tư mã").
Sau đó, Triệu Vân theo Gia Cát Lượng và Trương Phi vào Thục. Triệu Vân tự dẫn quân độc lập, hành quân qua Giang Châu và Kiến Vi tới Thành Đô, giúp Lưu Bị chiếm được Thành Đô. Khi Lưu Thiện lên ngôi năm 223, Triệu Vân được phong "Chinh Nam tướng quân" và phong "Vĩnh Trang Đình Hầu" . Sau đó lại được phong "Trấn Đông tướng quân" .
Năm 227, Triệu Vân khi đó là tướng quân đứng đầu quân đội nước Thục, theo Gia Cát Lượng dẫn quân lên Hán Trung trong cuộc "bắc phạt" lần thứ nhất. Mùa xuân năm sau, Triệu Vân được lệnh hành quân qua Tà Cốc làm nghi binh cho quân chủ lực. Phải chống chọi với binh lực mạnh hơn nhiều của đại tướng ngụy là Tào Chân .Triệu Vân đã phòng thủ thành công và dẫn quân rút lui an toàn. Ông lại được phong làm "Định Quân tướng quân".
Năm 229, Triệu Vân chết ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Ông được Lưu Thiện truy phong làm "Thuận Bình hầu" năm 261.
Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt. Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Tương Dương - Trường Bản:
Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Tương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long.



Hoàng Trung
Hoàng Trung, tự Hán Thăng , sinh năm 148, quê ở Nam Dương. Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ Trường Sa; về sau theo Hàn Huyền. Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, sai Quan Vũ đánh Trường Sa, chiếm được Trường Sa và tha không giết Hoàng Trung. Từ đó, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.
Năm 214, tướng Ngụy là Trương Cáp đem quân đến đánh cửa Hà Manh. Hoàng Trung và Nghiêm Nhan đem quân đánh, đẩy lùi được Trương Cáp và chiếm được núi Thiên Đăng là nơi trữ lương thảo của quân Tào.
Năm 217, Lưu Bị và Tào Tháo đánh nhau tại Hán Trung, Hoàng Trung chém chết Hạ Hầu Uyên, tướng tâm phúc của Tào Tháo tại núi Định Quân.
Năm 219, Lưu Bị lên làm vua, phong Hoàng Trung nằm trong Ngũ hổ tướng.
Năm 222, Lưu Bị dẫn 70 vạn đại quân đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ, Trương Phi. 2 người con trai của Quan Vũ và Trương Phi là Quan Hưng và Trương Bào liên tiếp lập công nên Lưu Bị khen ngợi và bảo các tướng theo mình từ trước nay đã già cả hết, không còn làm được gì. Hoàng Trung nghe thế tức giận liền dẫn quân đến Di Lăng nghênh chiến quân Ngô.
Hoàng Trung gặp Phan Chương, chém chết tướng Phan Chương là Sư Tịch, Phan Chương chống cự không nổi bỏ chạy. Quan Hưng, Trương Bào đến khen ngợi Hoàng Trung và khuyên ông quay về nhưng Hoàng Trung không nghe.Ðánh được vài hiệp, Phan Chương bỏ chạy, Hoàng Trung rượt theo, không ngờ bị Phan Chương bắn một mũi tên, Hoàng Trung né khỏi, rồi lại rượt theo nữa. Rượt được chừng vài dặm, xảy có tiếng chiêng trống nổi dậy, hai đạo binh mai phục ào tới , một phía là Chu Thái , một phía là Hàn Đương xông ra một lượt. Phía trước Phan Chương phủ vây Hoàng Trung vào giữa. Hoàng trung cố sức chống cự lại tiếp tục bị trúng tên, may nhờ có Quan Hưng, Trương Bào đến cứu. Lưu Bị nghe tin Hoàng Trung trọng thương thì đến thăm và nhận lỗi. Hoàng Trung bảo mình đã già, có chết cũng vừa, xin Lưu Bị bảo trọng long thể để chiếm Trung Nguyên. Đến nửa đêm, Hoàng Trung tắt thở. Lưu Bị đau buồn, sai đưa về Thành Đô chôn cất tử tế.
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptySat Aug 08, 2009 7:26 pm

Mã Siêu
Mã Siêu sinh năm 176 tại Lũng Môn (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Ông là con trưởng của Mã Đằng, thứ sử Tây Lương. Mã Siêu được miêu tả trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, lúc ra trận mình mặc hổ phù, tay cầm trường thương, oai phong lẫm liệt vô cùng.
Năm 191, Đổng Trác bị Lữ Bố giết chết. Sau đó Lý Thôi, Quách Dĩ là 2 tướng cũ của Đổng Trác đánh bại Lữ Bố, uy hiếp Hán Hiến Đế, nắm quyền ở Trường An. Năm 193, thứ sử Tây Lương Mã Đằng liên kết với Chinh tây tướng quân Hàn Toại dẫn 10 vạn quân về Trường An. Lý Mông, Vương Phương là 2 tướng của Đổng Trác kéo quân ra nghênh chiến. Mã Siêu (khi đó mới 17 tuổi) đâm chết Vương Phương, bắt sống Lý Mông. Lý Thôi, Quách Dĩ thấy Mông, Phương cùng bị giết cả bấy giờ mới chỉ giữ vững các cửa thành, mặc bên kia khiêu chiến thế nào cũng không ra. Quả nhiên chưa được hai tháng, quân Mã Ðằng, Hàn Toại cạn lương, hai tướng phải bàn nhau rút quân về.
Năm 211, Tào Tháo lấy danh nghĩa thiên tử triệu Mã Đằng về triều. Mã Đằng bèn tìm kế phản Tào Tháo nhưng kế hoạch bại lộ, Mã Đằng và 2 con Mã Hưu, Mã Thiết bị Tào Tháo giết. Mã Đại là cháu Mã Đằng trốn về được báo cho Mã Siêu. Mã Siêu tức giận hợp cùng Hàn Toại và bộ tướng là Bàng Đức kéo 20 vạn quân báo thù cho cha. Quân Tây Lương chiếm được Trường An, rồi chiếm luôn ải Đồng Quan. Tào Tháo kéo quân đến ải Đồng Quan bị Mã Siêu đánh bại, nhờ Hứa Chử cứu thoát, từ đó chỉ cố thủ. Mã Siêu cho quân tấn công liên tục nhưng gặp lúc mùa đông sắp đến, Hàn Toại bàn với Mã Siêu rút quân về. Tào Tháo nhân cơ hội đó thực hiện kế phản gián, khiến Mã Siêu đánh Hàn Toại. Nhân lúc quân Tây Lương rối loạn, Tào Tháo phản công, đánh bại Mã Siêu. Mã Siêu cùng Bàng Đức, Mã Đại mở vòng vây chạy thoát.
Năm 213, Mã Siêu trốn về Lũng Tây rồi đem quân đánh chiếm Ký Thành. Mã Siêu trọng dụng Dương Phụ là tướng cũ của Ký Thành. Sau đó, Dương Phụ bất ngờ đánh úp Mã Siêu, lại gặp Hạ Hầu Uyên trợ giúp Dương Phụ nên Mã Siêu chống cự không lại, cùng Bàng Đức, Mã Đại đến Hán Trung đầu hàng Trương Lỗ.
Năm 214, Mã Siêu nhận lệnh của Trương Lỗ tiến đánh ải Hà Manh để cứu viện cho Lưu Chương đang bị Lưu Bị tấn công. Mã Siêu đến Hà Manh quan, đánh nhau một trận kinh hồn với Trương Phi, sau Lưu Bị nhờ Lý Khôi theo kế Khổng Minh đến dụ hàng Mã Siêu. Mã Siêu liền bằng lòng qui thuận, Lưu Bị đích thân đi đón rước, đãi vào bậc thượng tân. Cuối cùng, Mã siêu đem quân đến Thành Đô, bảo Lưu Chương ra hàng, Lưu Bị chiếm được Ích Châu, phong Mã Siêu làm Bình Tây tướng quân thống lĩnh toàn bộ kị binh.
Năm 219, Lưu Bị chiếm Hán Trung của Tào Tháo, sai Mã Siêu cùng Ngụy Diên đem quân truy kích Tào Tháo khi hắn rút chạy khỏi Hán Trung. Sau đó, Lưu Bị sai Mã Siêu trấn giữ Hán Trung, đề phòng quân Ngụy.
Năm 222, Mã Siêu bệnh mất, hưởng thọ 46 tuổi. Trước khi chết, ông viết thư cho Lưu Bị bảo rằng cả nhà ông bị Tào Tháo giết gần hết nên nhờ Lưu Bị chăm sóc cho em mình là Mã Đại là người cuối cùng của nhà họ Mã.


Nguỵ Diên
Ngụy Diên (175-234) tự là Văn Trường là một tướng của Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa.
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngụy Diên ban đầu là một viên tướng có chức vụ trung bình của Lưu Biểu nhưng chính sử lại không ghi nhận điều này. Ngụy Diên đã đầu hàng và theo phò Lưu Bị sau khi Lưu Bị chiếm được Trường Sa khoảng năm 209.
Năm 211, Ngụy Diên cùng tham gia chiến dịch của Lưu Bị đánh Ích Châu (益州), ngày nay là tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tài năng của Ngụy Diên đã giúp ông được trọng dụng và trở thành một trong những vị tướng trụ cột Lưu Bị vài năm sau đó. Lưu Bị đã phong Ngụy Diên là Thái thú Hán Trung (漢中) năm 219.
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ngụy Diên còn là một tướng thường mang lòng phản trắc, phản chủ cầu vinh. Lúc Gia Cát Lượng Qua đời, Ngụy Diên tạo phản nhưng đã bị Mã Đại và Trương Vĩ giết chết theo kế của Gia Cát Lượng trước khi mất đã truyền cho.
Theo nhiều ý kiến thì Gia Cát Lượng có thành kiến không tốt với Ngụy Diên nên thường hay đem lòng nghi ngờ lòng trung thành của ông. Dù có lần Ngụy Diên hiến kế hay (đánh Nguỵ từ đường tắt là hang Tý Ngọ để tập kích vào Tràng An chứ không đi theo đường chính diện sẽ lâu và lộ liễu) nhưng Gia Cát Lượng vì thành kiến cá nhân nên không nghe theo. Kết quả thực tế cho thấy 6 lần Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn không theo kế của ông lần nào và đều không thành công.
Sách "Tam Quốc ngoại truyện" cho rằng chính Nguỵ Diên bị Dương Nghi vu hãm, còn bản thân ông là người tốt. Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng xác minh điều này: sau khi Gia Cát Lượng chết, vua Thục là Lưu Thiện ở Thành Đô liên tiếp nhận biểu của cả Nguỵ Diên và Dương Nghi tố cáo nhau làm phản nên không phân biệt được phải trái. Sau khi Nguỵ Diên bị giết rồi, không lâu sau chính Dương Nghi cũng bị Lưu Thiện xử tử .


Khương Duy
Khương Duy tự Bá Ước vừa văn vừa võ thật đáng mặt anh hào chỉ tiếc có tài nhưng ko có đất dụng võ , xuất hiện sau thời của Khổng Minh tuy làm quân sư những vẫn bị Hoàng Hạo dèm pha khiến cho Lưu Thiền khó mà tin dùng, cuối cùng cũng bị chết 1 cách ko đáng, Deng Ai-Đặng Ngãi ko tin rằng Khương Duy lớn mật to gan tới nổi 1 năm mà dám hành quân cả chục trận nên mổ bụng của y ra thì quả thật gan của Khương Duy thật là lớn khiến cho Đặng Ngãi phải khiếp sợ.
Khổng Minh qua đời rồi đệ tử chân truyền của ông chỉ có Khương Bá Ước. Bá Ước cũng có thể coi là 1 trang tuấn kiệt, tuổi trẻ tài cao; tuy nhiên cũng không làm được gì nhiều. Kế thừa di nguyện của Khổng Minh, ông cũng nhiều phen đem quân phạt Ngụy nhưng không có được sự hậu thuẫn cần thiết của Thục chủ nên đều không thành. Khương Duy trong những hồi cuối Tam Quốc cũng suýt làm nên chuyện khi liên kết xúi giục Chung Hội làm phản, bắt được cha con Đặng Ngải rồi; vậy mà khi lâm trận lại lên cơn đau bụng cuối cùng phải tự sát .
Khương Duy chết rồi cũng là lúc lịch sử sang trang, Thục chúa Lưu Thiện sau đó đầu hàng Tư Mã Chiêu được phong làm An lạc công, sống cũng trọn vẹn đến cuối đời.



Quan Bình
Quan Bình chưa rõ năm sinh nhưng nếu căn cứ vào tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì có thể ông sinh vào khoảng năm 190. Ông là người Hà Bắc. Thân phụ của ông là Quan Định, một người dân thường. Năm 200, Quan Vũ sau khi qua 5 ải, chém 6 tướng đến Hà Bắc tìm Lưu Bị thì ghé qua nhà Quan Định. Quan Định bèn xin Quan Vũ nhận Quan Bình theo. Quan Vũ chưa có con nên nhận Quan Bình làm con nuôi. Khi đó, Quan Bình mới 10 tuổi.
Năm 211, Lưu Bị nhận lời Lưu Chương vào Tây Xuyên để giúp Lưu Chương chống lại Trương Lỗ. Lưu Bị đem 5 vạn quân và 1 số tướng vào Tây Xuyên trong đó có Quan Bình. Tuy nhiên sau đó Lưu Bị và Lưu Chương có mâu thuẫn nên xảy ra chiến tranh giữa 2 người. Năm 213, Bàng Thống là quân sư của Lưu Bị bị tướng Thục là Trương Nhiệm bắn chết, Lưu Bị phải bảo Quan Bình đem thư cầu cứu về Kinh Châu giao cho Khổng Minh. Khổng Minh nhận được thư, bèn dẫn Trương Phi, Triệu Vân vào Tây Xuyên, giao Kinh Châu lại cho Quan Vũ và Quan Bình.
Năm 219, Ngô và Ngụy liên quân đánh Kinh Châu. Khổng Minh sai Quan Vũ và Quan Bình tấn công Phàn Thành của Tào Nhân để chống lại quân Ngụy. Quan Vũ chiếm được Tương Dương, sau đó lại tiêu diệt quân cứu viện của quân Ngụy do Vu Cấm, Bàng Đức chỉ huy kéo đến Phàn Thành. Tuy nhiên sau đó quân Ngô đánh úp Kinh Châu, Từ Hoảng kéo quân đến giải vây Phàn Thành đánh bại Quan Bình, khiến Quan Vũ phải kéo về Kinh Châu tuy nhiên Kinh Châu đã mất nên đến ở tạm Mạch Thành ( nay thuộc Hà Bắc). Sau đó Quan Vũ và Quan Bình trên đường chạy về Tây Xuyên bị quân Ngô bắt được, cả 2 cha con đều bị hành hình. Quan Bình mất năm 219, khi mất ông khoảng 29 tuổi.


Thục Hán
Khi triều đại nhà Hán suy yếu, Lưu Bị, một người thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán, đã tập hợp được nhiều tướng tài, cùng với sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng, đã chiếm được Kinh Châu rồi sau đó là vùng Ba Thục và Hán Trung. Với những vùng đất này, Lưu Bị đã có vị thế khá vững chắc ở Trung Quốc lúc bấy giở. Vào năm 219, Lã Mông, một tướng kiệt xuất của Đông Ngô, đã tấn công và chiếm được Kinh Châu cho Tôn Quyền. Không những vậy, Quan Vũ, em kết nghĩa của Lưu Bị và là dũng tướng của nước Thục, bị bắt và chém đầu. Sau khi Tào Phi truất ngôi Hán Hiến Đế năm 220, Lưu Bị đã xưng đế và lập nên nước Thục-Hán.
Năm 222, Lưu Bị dẫn 4 vạn quân, tấn công Đông Ngô để lấy lại Kinh Châu và trả thù cho Quan Vũ. Tuy nhiên, do sai lầm chiến thuật nghiêm trọng, 40 trại của quân Thục bị Lục Tốn đốt cháy và gần như toàn bộ số quân bị tiêu diệt. Đây chính là trận Di Lăng nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc. Lưu Bị thất trận, phải chạy về thành Bạch Đế và một năm sau ông mất ở đó. Kế tục ông là Hậu chủ Lưu Thiện.
Tể tướng nước Thục là Gia Cát Lượng, thay vì tấn công trả thù đã giảng hoà với Đông Ngô. Ông quyết định rằng Tào Nguỵ mới là đối thủ chính, nên đã thực hiện nhiều đợt tấn công lên phía bắc nhưng đều thất bại. Cuối cùng, vào năm 234, Gia Cát Lượng qua đời trong đợt tấn công lần thứ 6 vào nước Nguỵ. Người kế tục ông, Khương Duy cũng đã thực hiện 9 chiến dịch lên phía bắc, nhưng lần nào cũng không thành công. Những đợt tấn công liên tiếp của Gia Cát Lượng và Khương Duy khiến cho tài nguyên và quân đội nước Thục, vốn đã ít nhất trong 3 nước, ngày càng suy mòn và yếu dần. Hơn nữa, Hậu chủ Lưu Thiện không quan tâm cải thiện đất nước, mà chỉ nghe lời phiểm nịnh của hoạn quan Hoàng Hạo, ăn chơi sa đoạ, giết hại nhiều công thần, khiễn chính quyền nước Thục ngày càng mục nát.
Vào năm 263, Tư Mã Chiêu đã cho 3 đạo quân tấn công vào nước Thục. Với chiến thuật tuyệt vời của 2 tướng Đặng Ngải và Chung Hội, quân đội nước Nguỵ nhanh chóng chiếm được Hán Trung và thẳng tiến đến Thành Đô. Hậu chủ Lưu Thiện lập thức đầu hàng. Nước Thục mất từ đó.
Sau đó, Khương Duy vẫn hi vọng khôi phục Thục Hán, bằng cách xúi giục Chung Hội nổi dậy chống lại Đặng Ngải và nước Nguỵ. Tuy nhiên kế hoạch thất bại và cả 3 tướng đều bị giết. Hậu chủ Lưu Thiện được đưa đến thủ đô của nước Nguỵ là Lạc Dương và được phong làm An Lạc công, sống cuộc đời còn lại một cách thanh bình.
Về Đầu Trang Go down
trungntnkhtn
Moderator
Moderator
trungntnkhtn


Tổng số bài gửi : 89
Join date : 02/08/2009
Đến từ : X + Y == XY

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyMon Aug 10, 2009 6:47 am

thiếu em roài lol!

đáng lẽ phải có sử của em trong đó nữa chứ >_<
Về Đầu Trang Go down
shindo
Moderator
Moderator
shindo


Tổng số bài gửi : 61
Join date : 01/08/2009
Age : 34

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyTue Aug 11, 2009 4:25 pm

trung dăm làm gì có tiểu sử cuộc đời đầy rẫy tội lỗii ko hà superstitious insura
Về Đầu Trang Go down
trungntnkhtn
Moderator
Moderator
trungntnkhtn


Tổng số bài gửi : 89
Join date : 02/08/2009
Đến từ : X + Y == XY

tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc EmptyTue Aug 11, 2009 4:59 pm

ec. hic. Buồn 5s =))

Yêu cầu Duy kể giai thoại tiểu sử về em nghen :">

@ Thạnh : bem ne` glower
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





tieu su tam quoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tieu su tam quoc   tieu su tam quoc Empty

Về Đầu Trang Go down
 
tieu su tam quoc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TAM QUỐC - EPISODE 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL) :: GÓC GIẢI TRÍ :: TRUYỆN CHỮ-
Chuyển đến 
Free forum | Âm nhạc | cổ điển | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất