WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL)

♥️ Chào mừng các bạn ghé thăm forum 12a10 ♥️
Chúc các bạn có những giây phút thư giãn vui vẻ và thoải mái
WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL)

♥️ Chào mừng các bạn ghé thăm forum 12a10 ♥️
Chúc các bạn có những giây phút thư giãn vui vẻ và thoải mái
WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL)


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Katsushiro7 (157)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
trungntnkhtn (89)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
alice (79)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
TQC (74)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
shindo (61)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
lukhachsv (55)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
ntphudc07bk (48)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
tusang (41)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
bocau888 (28)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
Dt.Truong (18)
TAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_lcapTAM QUỐC - EPISODE 2 I_voting_barTAM QUỐC - EPISODE 2 I_vote_rcap 
Similar topics
Chủ đềTác giảThời gian
lễ 2.9 >>> ăn dầm nằm dề nhà sư phụ ^^ TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterTue Oct 14, 2014 12:50 pm
Thư cám ơn A10 TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterTue Oct 14, 2014 12:47 pm
Có người kiu post nên post chơi hihi TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterThu Nov 03, 2011 10:43 am
Các nước với chiến tranh TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterWed Sep 28, 2011 11:02 am
Kon trai Kon gái :d. hi`hi` TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterWed Sep 21, 2011 9:43 am
THƯ CÁO LỖI (From: ntphudc07bk ------ To: bocau888) TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterWed Sep 07, 2011 11:05 am
Một ngày xuống nhà Thái sư phụ 17/8/2011 TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterTue Sep 06, 2011 11:10 am
Chiến dịch "Máu nhuộm đường Văn Thân" diễn ra vào ngày 28/08/2011 TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterThu Sep 01, 2011 9:48 pm
Shock với ĐOREMON chế TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterTue Aug 30, 2011 11:22 pm
Tiệc chia tay tiệm net của nhà pạn Tiến :D TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterTue Aug 30, 2011 11:15 pm
Tờ trình Thủ tướng Chính phủ TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterWed Aug 24, 2011 12:49 pm
Im lặng hơi lâu à nhe!!!!!!1 TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterTue Aug 23, 2011 4:02 pm
Chuyến đi Long Hải TAM QUỐC - EPISODE 2 MasterThu Aug 11, 2011 11:30 am

 

 TAM QUỐC - EPISODE 2

Go down 
Tác giảThông điệp
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

TAM QUỐC - EPISODE 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: TAM QUỐC - EPISODE 2   TAM QUỐC - EPISODE 2 EmptyFri Aug 14, 2009 7:54 pm

Trước khi update tiếp thì sau đây thê theo nguyện vong Trung gà đây sẽ la tiểu sử của Trung
Lưu ý: tiểu sử nay lấy từ game Linh Vương
Trung gà tự là NTNT wê wán ở Kinh Châu thuộc serve Di Lăng, khởi đầu là tên cuốc đất thuê cho thành chủ Katsushiro. Sau đó nhờ khéo dụ dỗ bạn gái của Katsushiro ma co dc 1 cái thành ( Thủ đoạn thâm hiểm wá) .Lúc có được thanh huenh hoang tự đắc nên bi cả đám thuoc lien minh khac bao vay , so hai phai chay sang nup ben nha Katsushiro, nhưng do tài năng chưa đủ nen ko bit xay thanh , dan đến hoạ về sau =>(chơi cả tháng ma ko khá được vì thiếu danh vọng) TAM QUỐC - EPISODE 2 847756. Sau này hắn xây dc 2 cai thanh nua nhung choi mai ma van thê ,Chán. Đánh người thì sợ bị người đánh. Cho nên hăn chẳng bít lam gì nên bắtt dau lui tới kỷ viện thường xuyên, chưa đã , hắn còn cho linh di bắt dân nữ về rửa chân nữa chứ.(Mà cai nay đúng là cực hinh TAM QUỐC - EPISODE 2 579255 ) Tội ác cùng cực , dân oán khắp noi. Sợ dân lam phản nen hắn cho ngươi wa nhà Katsushiro đút lót hòng chạy tội.

Hồi sau sẽ la số phận của NTNT khi Katsushiro bit dc hắn định tạo phản => nhiều nhất chắc chỉ bị thiến là cùng thôi glower ( cho bỏ tật dụ dỗ con gái nhà lành, da vay bat dan nu ve ma ko bit xai chi bat rua chan thoi cho , dung la phí của trời TAM QUỐC - EPISODE 2 254528 )
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

TAM QUỐC - EPISODE 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM QUỐC - EPISODE 2   TAM QUỐC - EPISODE 2 EmptyFri Aug 14, 2009 7:58 pm

Ngô Quốc


Tôn Kiên
Tôn Kiên (155-193), tự Văn Đài, là một người trong lịch sử Trung Quốc đã đặt nền móng xây dựng nên nhà Đông Ngô vào đời Tam Quốc. Ông làm chủ vùng Giang Đông và còn là vị tướng quân đội tài giỏi.
Tôn Kiên sinh năm 155 ở Ngô Quận, đất Phú Xuân, thuộc dòng dõi Tôn Tử, nhà quân sự lừng danh đời Chiến quốc. Năm 172, Tôn Kiên tham gia dẹp loạn ở Cối Kê nên được triều đình nhà Hán phong cho chức Hạ Bì thừa.
Năm 184, loạn giặc khăn vàng do Trương Giác lãnh đạo bùng nổ. Tôn Kiên nhờ có công tham gia dẹp giặc nên được phong làm thái thú Trường Sa.
Năm 190, liên quân miền Đông gồm 18 đạo chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu tiến đánh Lạc Dương với ý định tiêu diệt Đổng Trác, loạn thần nhà Hán. Tại đây, trong trận chiến ở Dĩ Thủy Quan, Tôn Kiên đã chém chết tướng của Đổng Trác là Hoa Hùng khiến Đổng Trác phải chạy trốn về Trường An. 18 đạo chư hầu tan rã vì những mâu thuẫn nội bộ trong đó có mâu thuẫn giữa Viên Thiệu và Tôn Kiên về vấn đề ngọc tỉ. Tôn Kiên bỏ về Giang Đông. Viên Thiệu xúi Lưu Biểu là thái thú Kinh Châu chặn đường Tôn Kiên lấy lại ngọc tỉ. Tôn Kiên thua trận, mang mối thù với Lưu Biểu từ đó.
Năm 191, Viên Thuật là em của Viên Thiệu xui Tôn Kiên tấn công Lưu Biểu. Tôn Kiên cùng con trai là Tôn Sách kéo quân đến Kinh Châu nhưng chẳng may năm 193, Tôn Kiên bị lọt vào trận mai phục của Lã Công, tướng Lưu Biểu nên cả người lẫn ngựa chết dưới chân núi Hiện Sơn, thọ 38 tuổi.


Tôn Sách
Tôn Sách (175 - 200) là một viên tướng và một lãnh chúa trong thời kỳ cuối của nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là con trai trưởng của Tôn Kiên, người đã bị giết chết trong một trận đánh khi Tôn Sách mới 16 tuổi. Tôn Sách sau này rời bỏ khỏi người bạn đồng thời có thể coi là chủ cũ của cha mình là Viên Thuật để tiến về vùng đông nam Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở quyền lực của mình tại đây. Với sự giúp đỡ của một số người có khả năng, như Trương Chiêu và Chu Du, Tôn Sách đã có thể thiết lập nền tảng cho sự ra đời sau này của nhà nước Đông Ngô, mà tại đó em trai của ông là Tôn Quyền cuối cùng đã xưng đế. Sau khi Tôn Quyền lên ngôi vua, ông đã truy phong cho anh trai mình làm Trường Sa Hoàn Vương .
Năm 200, khi lãnh chúa đang nổi lên là Tào Tháo đang có trận đánh quyết định với Viên Thiệu tại Quan Độ, thì Tôn Sách dường như đã có kế hoạch tấn công kinh đô và căn cứ quân sự của Tào Tháo tại Hứa Xương. Tuy nhiên, ông đã bị ám sát và chết trước khi có thể thực hiện được kế hoạch này.
Tôn Sách là một người thông minh và luôn cười. Ông cũng là người rộng lượng và có đầu óc dễ tiếp thu, có khả năng sử dụng con người theo khả năng của họ. Vì thế các bộ hạ của ông đều luôn luôn sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì ông. Một nhân vật cùng thời là Hứa Cống , trong một bức thư gửi cho Hán Hiến Đế, đã so sánh Tôn Sách với Hạng Vũ, một mãnh tướng cuối thời kỳ nhà Tần. Do Hạng Vũ thường được gọi là Sở Bá Vương nên Tôn Sách vì thế mà còn được gọi là Tiểu Bá Vương .



Tôn Quyền
Tôn Quyền, tự Trọng Mưu, người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Ông là người xây dựng nước Ngô thời Tam Quốc
Cuối đời Đông Hán, cha Tôn Quyền là Tôn Kiên, anh là Tôn Sách, đã chiếm cứ 6 quận Giang Đông làm căn cứ kình chống nhau giữa các phe phái quân phiệt. Tôn Kiên chết, không lâu sau Tôn Sách cũng bị giết hại trong một cuộc đi săn. Trước khi chết, Tôn Sách nói với bọn mưu thần Trương Chiêu: "Các ngươi nên gắng sức giúp em ta".
Tôn Quyền mới 18 tuổi đã nối chức vụ của anh mình, trở thành người thống trị tối cao ở tỉnh Giang Đông. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý đoàn kết lực lượng các phe, nên nhanh chóng dành được uy vọng, khiến cục thế Đông Ngô ổn định trong thời hỗn loạn.
Năm 208, Tôn Quyền nghe nói Tào Tháo tiến vào Kinh Châu, lập tức phái Lỗ Túc lấy danh nghĩa viếng Lưu Biểu bị bệnh vừa mất để dò xét thực hư. Sau đó Lỗ Túc tìm gặp Lưu Bị bàn việc liên hiệp chống Tào.
Trong khi nội bộ Đông Ngô thảo luận, có người sợ uy lực Tào Tháo, đề nghị hàng Tào, bị bọn Lỗ Túc, Chu Du kiên quyết phản đối. Họ kiên trì chủ trương chống Tào, do đó củng cố quyết tâm của Tôn Quyền. Ông rút gươm báu chém sạt một góc án thư, lớn tiếng nói: "Ai còn bàn đầu hàng Tào Tháo thì kết cục như cái án này!". Kết quả trong trân Xích Bích, liên minh Tôn-Lưu đại thắng quân Tào, củng cố nên thống trị của Tôn Quyền ở Giang Đông. Mùa hạ năm 219, Tôn Quyền thừa lúc Quan Vũ dốc quân Kinh Châu đánh Tào Nguỵ ở phía Bắc giành được thắng lợi nhỏ nhặt, phái Lã Mông dẫn 2 vạn quân kéo đến đánh lấy Kinh Châu.
Tháng 7 năm 221, Tôn Quyền lại phái một tướng lĩnh không tên tuổi là Lục Tốn đến đánh chặn đại quân Lưu Bị. Hai bên giằng co 7, 8 tháng. Lục Tốn dùng chiến thuật "Thành cao hào sâu", không chịu ra đấu, dùng hoả công đánh quân Thục ở Di Lăng, giành được đại thắng. Điều này phản ảnh tài dùng người của Tôn Quyền.
Năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương, lấy quốc hiệu là Ngô, sau dời đô đến Kiến Nghiệp (nay là thành phố Nam Kinh, Giang Tô).
Tôn Quyền đối nội thống trị rất nghiêm khắc, đánh thuế nhiều và nặng. Có người khuyên ông: "Ra uy với kẻ tiểu nhân cần dùng hình phạt nặng, nếu đơn độc ngồi giữ Giang Đông thì binh lực hiện có cũng đủ dùng rồi, nhưng đơn độc ngồi giữ Giang Đông không khỏi là hạn hẹp, vẫn cần điều binh trước". Do đó, Tôn Quyền hết sức phát triển xuống dải đất Đông Nam. Để mở mang miền ven. Năm 230, Tôn Quyền phái đội thuyền người, do tướng quân Vệ Ôn và Gia Cát Trực suất lĩnh ra biển, đến Di Châu (nay là Đài Loan).. Tôn Quyền đem quân tiến về hướng Đông Nam, thúc đẩy việc mở mang một dải đất khu vực này và thực hiện dung hợp dân tộc. Tôn Quyền đã từng sai thứ sử Lục Dận sang Việt Nam để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
Tài năng chính trị của ông thậm chí Tào Tháo cũng phải khen ngợi, tuy rằng Tôn Sách anh của Tôn Quyền cũng là một người tài giỏi gần như vẹn toàn nhưng Tào Tháo không hề xem trọng, ông từng khen "Sinh con nên như Tôn Trọng Mưu".
Năm 252, Tôn Quyền qua đời, thọ 71 tuổi. Sau khi chết được truy tôn là Ngô Đại Đế.


Chu Du
Chu Du (175 - 210) , tên tự là Công Cẩn , là danh tướng của nước Ngô (Đông Ngô) thời Tam Quốc. Trong bộ truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung có viết rằng do Chu Du đẹp trai và rất giỏi âm luật nên được gọi là Mỹ Chu Lang . Ông là một nhà quân sự tài ba, chuyên về thủy chiến, chức vụ chính thức là Đại Đô Đốc Thủy Quân (Grand Admiral), nên được gọi là Chu Đô Đốc. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở sông Xích Bích trước quân Tào Tháo, là trận chiến lớn nhất thời đó.
Chu Du sinh ra và lớn lên tại huyện Thư, quận Lư Giang. Lư Giang thuộc vùng Hoài Nam của Trung Nguyên, nhưng rất gần đất Ngô-Việt, ngày nay là Thư Thành, An Huy thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Gia đình Chu Du đều là danh sĩ, cha ông là Chu Dị từng làm quan huyện lạc Dương, ông nội ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung vừng làm quan Hiệu Úy.
Chu Du thời trẻ chơi với Tôn Sách, con của Tôn Kiên, và hai người thân nhau như anh em. Khi Tôn Kiên bị giết trong cuộc chiến với Lưu Biểu, Tôn Sách lúc đó 16 tuổi, bắt đầu chinh phạt đất Ngô. Chu Du đem quân giúp Tôn Sách và trở thành khai quốc công thần.
Năm Chu Du 24 tuổi đánh chiếm Uyển Thành và cùng với Tôn Sách đi cầu hôn 2 cô con gái xinh đẹp của Kiều Tông. Tôn Sách cưới Đại Kiều, còn Chu Du cưới Tiểu Kiều.
Năm 200, Tôn Sách bị thích khách bắn bị thương rồi chết (nhưng Tam Quốc Diễn Nghĩa lại ghi rằng Tôn Sách giết một phù thủy nên bị nguyền rủa mà chết). Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng ghi rằng "Tôn Sách dặn Tôn Quyền chuyện đối nội thì hỏi Trương Chiêu, đối ngoại hỏi Chu Du". Chu Du chuyển từ thành Ba Khâu về Ngô Quận để giúp đỡ Tôn Quyền, lúc ấy còn nhỏ.
Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu và đòi Tôn Quyền đưa con trai đến làm con tin. Trương Chiêu sợ có chiến tranh nên không dám quyết định, nhưng Tôn Quyền nghe lời Chu Du và cương quyết từ chối. Tào Tháo cho một người tên là Tưởng Cán, là người quen của Chu Du đến dụ ông, nhưng Tưởng Cán về báo rằng "Chu Du là người có chí hướng cao vời, không thể thuyết phục được".
Năm 208, Lưu Bị thua chạy khỏi đất Trung Nguyên. Lưu Biểu chết bệnh, con là Lưu Tông đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, lấy danh nghĩa của Hán đế để yêu cầu Tôn Quyền đầu hàng. Lưu Bị cũng cho sứ giả cầu cứu. Các quan nước Ngô chia làm 2 phe, phe chủ hàng do Trương Chiêu cầm đầu, phe chủ chiến do Chu Du và Lỗ Túc đứng đầu. Chu Du phân tích cho Tôn Quyền tình hình chiến lược như sau:
Địa thế: Đất Ngô có sông bao bọc. Tào Tháo không có thủy quân giỏi.
Tình thế: Tào Tháo chưa bình định xong vùng Tây Lương, không thể ở lâu.
Thời điểm: Đang là mùa đông, đất Ngô khí hậu ẩm ước, quân phương Bắc sẽ sinh bệnh.
Tôn Quyền cho Chu Du và Trình Phổ đi hợp quân với Lưu Bị. Quân Tào đóng ở bờ bắc sông Xích Bích, quân Ngô đóng ở bờ nam.
Quân của Chu Du ít hơn nhiều, nhưng lại chiếm ưu thế về thủy chiến, Tào Tháo không thể qua sông nên đóng trại ở bờ bắc để huấn luyện quân. Ông ta dùng xích sắt nối thuyền lớn lại theo lối của kị binh Liên Hoàn Mã, gọi đó là "Liên Hoàn Thuyền". Hoàng Cái giả đầu hàng Tào Tháo, và vào một đêm có gió đông nam, quân Ngô dùng hỏa công đánh trại của Tào Tháo, quân Tào thua to bỏ chạy. Do bị liên quân của Tôn Quyền và Lưu Bị đuổi, Tào Tháo cho Tào Nhân giữ Nam Quận, rồi rút về phương bắc. Trận Xích Bích đưa tên tuổi Chu Du nổi lên, và được liệt vào hàng những tướng giỏi của lịch sử Trung Quốc.
Chu Du tiến đánh Nam Quận, trong lúc đánh thành thì bị tên bắn trọng thương. Tào Nhân nghe tin thì kéo ra khỏi thành đánh, nhưng Chu Du dù bị thương vẫn huy động quân sĩ đánh bại Tào Nhân. Nhưng mũi tên có độc, vết thương của Chu Du không thể chữa khỏi, đến năm 210 thì chết, khi đó 36 tuổi. Người kế tục ông làm quân sư cho Tôn Quyền là Lỗ Túc.
Chu Du là người yêu âm nhạc, lễ phép khiêm tốn, nhưng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông bị mô tả như một đứa trẻ ngô nghê và nóng tính, bị Gia Cát Lượng chọc tức 3 lần đến chết. Nhà văn còn viết một câu khá nổi tiếng rằng trước khi chết Chu Du phẫn uất mà than: "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?".
Chu Du có công cực lớn trong việc giúp nhà họ Tôn lập nên Đông Ngô, là khai quốc đại công thần, từng theo phò tá cho cả 3 vị chủ tướng đầu tiên của Ngô.
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

TAM QUỐC - EPISODE 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM QUỐC - EPISODE 2   TAM QUỐC - EPISODE 2 EmptyFri Aug 14, 2009 7:59 pm

Hoàng Cái
Hoàng Cái (?-?) tự Công Phúc là vị tướng quân đội của nhà Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông phục vụ cho cả 3 nhà lãnh đạo Đông Ngô là Tôn Kiên, Tôn Sách và Tôn Quyền và nổi tiếng qua chiến công trá hàng đốt chiến thuyền của quân Tào Tháo trong trận Xích Bích dẫn đến thắng lợi của quân Đông Ngô vào năm 208 SCN.
Hoàng Cái chưa rõ năm sinh, đã theo phục vụ Tôn Kiên từ những ngày đầu Tôn Kiên lập nghiệp. Năm 189, Tôn Kiên theo lời kêu gọi của Viên Thiệu và Tào Tháo dẫn quân về Trường An tiêu diệt Đổng Trác. Viên Thiệu sai Tôn Kiên làm tiên phong tiến đánh Dĩ Thủy Quan và tại đây Tôn Kiên đã chém chết tướng Đổng Trác là Hoa Hùng. Nhưng sau liên quân phát sinh mâu thuẫn nên Hoàng Cái cùng Tôn Kiên trở về Giang Đông.
Năm 193, Tôn Kiên tử trận tại Kinh Châu, con trưởng của Tôn Kiên là Tôn Sách lên thay. Hoàng Cái cùng Tôn Sách đem quân mở rộng lãnh thổ Giang Đông cho đến tận năm 200 thì Tôn Sách mất, Tôn Quyền lên thay.
Tôn Quyền lên thay Tôn Sách thì chỉ lo ổn định Giang Đông. Năm 208, Tôn Quyền chiếm Hạ Khẩu của Hoàng Tổ còn Tào Tháo chiếm Kinh Châu, có ý muốn tiêu diệt Giang Đông. Tôn Quyền bèn liên kết với Lưu Bị chống lại Tào Tháo, trận Xích Bích bùng nổ. Tôn Quyền phong Chu Du làm đại đô đốc chống quân Tào Tháo. Chu Du sử dụng liên hoàn kế chống lại Tào Tháo, trong đó phải tìm người trá hàng đốt chiến thuyền Tào Tháo. Hoàng Cái liền nhận nhiệm vụ đó. Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì Hoàng Cái đã để Chu Du đánh 50 roi đến thịt nát, máu văng rồi ông nhờ Tưởng Cán đem hàng thư đến Tào Tháo, Tào Tháo tin lời và khi Hoàng Cái đến trá hàng giả vờ là đi tải lương nhưng trong khoang thuyền chứa đầy chất dẫn hỏa. Khi thuyền đến gần thủy trại Tào Tháo thì Hoàng Cái phóng hỏa đốt cháy chiến thuyền Tào Tháo rồi định kéo đi giết Tào Tháo nhưng bị Trương Liêu bắn 1 mũi tên té xuống nước may nhờ có Hàn Đương cứu thoát chết.


Thái Sử Từ
Thái Sử Từ (166-206) tự là Tử Nghĩa là người ở Hoàng Huyện, đất Ðông Lai, họ là Thái Sử tên là Từ. Mẹ của Thái Sử Từ vì ân nghĩa với Khổng Dung (cháu mấy đời của Khổng Tử) nên sai Từ đi đánh Quản Hợi.
Năm cuối đời Đông Hán, Thái thú Bắc Hải Khổng Dung bị địch vây khốn trong thành, tiểu tướng Thái Sử Từ chuẩn bị đột phá vòng vây đi mời cứu viện. Thái Sử Từ không hung hăng chém giết vượt trùng vây, mà dắt hai tên kỵ binh đeo cung tên và bia mở cổng thành ra ngoài. Binh sĩ trong thành và kẻ địch ngoài thành thấy thế thì đều lấy làm lạ. Song Thái Sử Từ lại dắt ngựa tiến vào chiến hào, cắm bia xong rồi luyện bắn cung. Bắn hết tên thì trở vào thành. Ngày thứ hai lại đi luyện bắn cung như vậy, quân địch vây thành người thì đứng dậy xem, người thì nằm bất động. Ngày thứ ba, thứ tư ông vẫn làm như thế, quân địch vây thành chẳng còn để ý đến nữa. Ngày thứ năm, Thái Sử Từ ăn no bụng, thu xếp hành trang, đi ra cổng thành như mấy hôm trước. Nhân khi địch không đề phòng, ông đột nhiên nhảy lên lựng ngựa, phóng ra khỏi vòng vây quân địch nhanh như một mũi tên, đến khi quân địch phát hiện ra thì ông đã chạy xa rồi. Sau trận đánh này, ông đã được Khổng Dung đem vàng lụa tạ ơn nhưng ông không nhận.
Ông trở về hướng nam để giúp thứ sử Dương Châu là Lưu Do, người cùng quận với Từ. Suốt thời gian đó, Lưu Do đang chống lại Tôn Sách. Tôn Sách có trong tay Ngọc Tỷ (Ấn Vua), nhưng lại không có binh quyền thì cái quyền lực ảo đó không nghĩa lý gì, chi bằng cầm nó cho Viên Thiệu mượn ba ngàn quân thực về Giang Đông dựng nghiệp. Khi về đến Giang Đông đánh trận đầu với Thái Sử Từ cả ngày, lúc đầu còn dùng kích, giáo về sau quăng cả vũ khí đánh nhau bằng tay đến rách cả áo giáp vẫn không phân được thắng bại. Hôm sau Tôn Sách dùng mưu bắt sống được Thái Sử Từ. Thấy Thái Sử Từ là một tướng văn võ song toàn nên Tôn Sách đã phân giải mọi điều để chiêu dụ Thái sử Từ về dưới trướng mình.
Thái Sử Từ trở bệnh rồi mất trước trận đánh ở Hợp Phì. Ông được mai táng ở núi Cốc Sơn. Tôn Quyền đem con Thái Sử Từ là Thái Sử Hoàng làm con nuôi. Có người nói ông bị Trương Liêu giết trong trận đó.


Tôn Thượng Hương
Tôn Thượng Hương con thứ ba của Tôn Kiên và cũng là em gái duy nhất của Tôn Sách và Tôn Quyền ,từ nhỏ ham mê võ nghệ hơn cả hai anh của mình.Sau này mẹ của cô gặp gỡ được với Lưu Bị thấy Lưu Bị đức độ hơn người nên mến phục và gả Tôn Thượng Hương cho.
Nhưng trong Tam Quốc thì Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị với ý đồ đen tối là để lấy lại Kinh Châu về tay Đông Ngô. Khi Chu Du bàn với Tôn Quyền gả em gái cho Lưu Bị nhưng giấu kín chuyện này cho quốc mẫu, chờ cho Lưu Bị sang Đông Ngô mà ép lấy lại Kinh Châu. Nhưng Gia Cát Lượng tương kế tựu kế cho quân sĩ sang Đông Ngô khua trống thổi kèn, làm lộ hết mưu kế của Chu Du và Tôn Quyền. Do đó Lưu Bị vừa được vợ lại không phải trả Kinh Châu.


Lã Mông
Lã Mông (,178-219) tự Tử Minh, là vị tướng quân đội của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành người đứng đầu của quân đội Đông Ngô sau cái chết của Chu Du và Lỗ Túc và nổi tiếng qua việc chiếm Kinh Châu dẫn đến cái chết của Quan Vũ, người đứng đầu trong ngũ hổ tướng phe Thục Hán.
Lã Mông sinh năm 178 tại Nhữ Dương. Ông gia nhập Đông Ngô sau khi Tôn Quyền lên nối nghiệp Tôn Sách. Năm 208, ông tham gia trận chiến tại Hạ Khẩu chống lại Hoàng Tổ và trận Xích Bích chống lại Tào Tháo dưới quyền chỉ huy của đại đô đốc Đông Ngô là Chu Du.
Sau khi Chu Du mất quyền điều khiển quân đội thuộc về Lỗ Túc. Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì sai Lã Mông đi theo. Lã Mông dùng kế chiếm được Uyển Thành nhưng quân Đông Ngô sau đó vấp phải sự kháng cự của Trương Liêu nên không chiếm được Hợp Phì. Sau đó Tào Tháo đem quân từ Hán Trung trở về khiến Tôn Quyền phải rút quân.
Năm 217 Lỗ Túc mất, quyền điều khiển quân đội thuộc về Lã Mông. Lúc này Đông Ngô và Tây Thục xảy ra bất hòa về vấn đề Kinh Châu nên Tôn Quyền sai Lã Mông tìm cách chiếm Kinh Châu. Nhân lúc Quan Vũ đi đánh Phàn Thành ở Tương Dương, Lã Mông dùng kế đánh úp Kinh Châu rồi phục binh bắt được Quan Vũ khi ông trên đường chạy trốn về Thành Đô. Quan Vũ bị Tôn Quyền sai đem chém. Chẳng lâu sau đó Lã Mông cũng bệnh mất ở tuổi 41. Do Lã Mông mất cùng năm với Quan Vũ nên tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung hư cấu chuyện Quan Vũ hiện hồn về vật chết Lã Mông.


Cam Ninh
Cam Ninh (175-218) tự Hưng Bá là vị tướng quân đội của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng là 1 vị tướng gan dạ và dũng mãnh qua nhiều trận đánh nhưng nổi tiếng nhất là trận Hợp Phì năm 215 giữa Đông Ngô và Đại Ngụy.
Cam Ninh sinh năm 175 tại Lâm Giang thuộc Ba quận. khi còn trẻ ông là người thông hiểu về kinh sử, có sức mạnh hơn người, tính lại thích lãng du, thường chiêu tập bọn du đảng, lưng đeo chuông đồng, tung hoành khắp thiên hạ. Ai ai nghe tiếng chuông đều kinh hãi ù té bỏ chạy trốn. Ông còn lấy gấm Tây Xuyên làm buồm thuyền, vì thế người ta gọi là "giặc buồm gấm". Về sau, ông hối hận việc làm của mình nên cải tà quy chánh, dẫn thủ hạ đến đầu Lưu Biểu. Thấy Lưu Biểu không làm nổi việc lớn, Ninh muốn sang theo Ðông Ngô , nhưng lại bị Hoàng Tổ giữ lại ở Hạ Khẩu. Khi Đông Ngô tiến đánh Hạ Khẩu, Hoàng Tổ đã nhờ Cam Ninh bắn chết tướng Đông Ngô là Lăng Tháo mới giữ được thành nhưng về sau, Tổ lại bạc đãi Ninh. Viên Đô Ðốc của Hoàng Tổ là Tô Phi nhiều lần khuyên Hoàng Tổ trọng dụng Cam Ninh nhưng Hoàng Tổ cho Ninh chỉ là tên cướp biển nên coi khinh. Về sau, Cam Ninh đầu hàng Đông Ngô và đém quân đánh trở lại Hoàng Tổ vào năm 208. Hoàng Tổ bị Cam Ninh giết chết và cả vùng Giang Hạ thuộc về Đông Ngô.
Cùng năm đó, Tào Tháo đem 83 vạn quân tiến đánh Đông Ngô nhưng thất bại ở trận Xích Bích. Cam Ninh cũng tham gia trận Xích Bích và lập được nhiều công trạng. Sau đó, ông theo Chu Du tấn công Nam Quận với ý đồ đoạt Kinh Châu của Tào Tháo. Chu Du sai ông tấn công thành Di Lăng nhưng sau khi chiếm thành ông bị vây hãm trong thành, may nhờ có Chu Thái và Chu Du đến cứu. Sau những trận đánh này danh tiếng của Cam Ninh vang danh khắp nơi.
Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì của Đại Ngụy nhưng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trương Liêu, danh tướng của Tào Tháo. Tuy nhiên do quân lực chênh lệch lớn nên Trương Liêu sai người cầu viện Tào Tháo khi đó vừa chiếm được Hán Trung. Tào Tháo liền dẫn 40 vạn quân về cứu Hợp Phì. Tôn Quyền nghe tin đó bèn hỏi ai có thể ra đánh làm giảm nhuệ khí của quân Ngụy. Cam Ninh xin đi và chỉ xin mang theo 100 kị binh. Và sau đó chỉ với 100 kị binh ông đã khiến quân Ngụy hỗn loạn và trở về mà không mất 1 người nào. Tôn Quyền khen thưởng ông rất hậu và bảo Tào Tháo có Trương Liêu còn ông có Cam Ninh dư sức đối chọi lại.
Chẳng lâu sau đó, ông mất năm 218 ở tuổi 43 vì bệnh. Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì ông mất năm 222 trong trận Di Lăng bởi tướng Phiên là Sa Ma Kha.
Về Đầu Trang Go down
Katsushiro7
Super Moderator
Super Moderator
Katsushiro7


Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/08/2009
Age : 34
Đến từ : Quan 6

TAM QUỐC - EPISODE 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM QUỐC - EPISODE 2   TAM QUỐC - EPISODE 2 EmptyFri Aug 14, 2009 7:59 pm

Lục Tốn
Lục Tốn ( 183-245) tự Bá Ngôn là quân sư của phe Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi tiếng qua trận Di Lăng vào năm 222 đánh bại quân Thục Hán của Lưu Bị khiến ông trở thành 1 trong những quân sư nổi tiếng nhất của đời Tam Quốc.
Lục Tốn sinh năm 183, người Ngô Quận. Ông đến Đông Ngô theo Tôn Quyền sau khi Tôn Sách mất (năm 200) khoảng vài năm. Năm 208, Lục Tốn tham gia trận Xích Bích nhưng vì ông còn quá trẻ nên không lập được công trạng gì nổi bật.
Năm 219, nhân lúc Lưu Bị và Tào Tháo đanh tranh giành Hán Trung và Quan Vũ dẫn quân đánh Tương Dương, không quan tâm đến Kinh Châu là nơi mà Đông Ngô đã dòm ngó từ lâu, Lục Tốn đã bày kế cho Lã Mông chiếm Kinh Châu, dẫn đến cái chết của Quan Vũ, nguyên nhân chủ yếu của trận Di Lăng sau này.
Năm 222, Lưu Bị dẫn 7 vạn quân đánh Đông Ngô báo thù cho Quan Vũ. Lúc này các quân sư hàng đầu của Đông Ngô như Chu Du, Lỗ Túc và Lã Mông đã qua đời nên trọng trách bảo vệ Đông Ngô được giao cho Lục Tốn. Biết Lưu Bị không có kinh nghiệm dùng binh, đóng quân ở nơi tử địa nên Lục Tốn đã dùng hỏa công tiêu diệt 70 doanh trại của Lưu Bị, đánh tan 7 vạn quân của Lưu Bị. Sau trận này 1 năm Lưu Bị bệnh chết ở thành Bạch Đế.
Sau trận Di Lăng, Đông Ngô và Thục Hán kí hòa ước nên từ năm 222 đến năm 245, Lục Tốn đã nhiều lần đánh đuổi quân Đại Ngụy, bảo vệ thành công Đông Ngô. Năm 234, ông dẫn quân đánh Hợp Phì theo sự nhờ cậy của Khổng Minh nhưng thất bại. Năm 245, ông mất ở tuổi 62.


Chu Thái
Chu Thái ( ?-225) tự Ấu Bình là vị tướng quân đội sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là tướng của phe Đông Ngô , nổi tiếng trong việc đã nhiều lần cứu Tôn Quyền là vua Đông Ngô thoát khỏi vòng vây.
Chu Thái không rõ năm sinh, quê ở Hạ Sái xứ Cửu Giang. Năm 195 khi Tôn Sách là anh trai của Tôn Quyền đem quân đánh Lưu Do là thái thú Dương Châu để tăng cường thế lực. Chu Thái và Tưởng Khâm khi đó tụ tập quân trong sông Dương Tử, cướp bóc kiếm ăn khi nghe tiếng Tôn Sách là người hào kiệt ở Giang Ðông, hay cầu người hiền cho nên dẫn đồ đảng hơn ba trăm người đến theo. Sau đó, Tôn Sách bình định được Giang Đông thì giao cho em trai ông là Tôn Quyền cùng với Chu Thái giữ ở Tuyên Thành. Khi giặc núi bốn mặt kéo đến vào ban đêm, vì quá bất ngờ không kịp chống cự nên Chu Thái ôm Tôn Quyền lên ngựa để chạy. Chu Thái tả xung hữu đột cứu Tôn Quyền ra khỏi vòng vây nhưng bị 12 vết thương nặng suýt chết, may sau nhờ có thần y Hoa Đà cứu giúp.
Năm 200, Tôn Sách mất giao lại Giang Đông cho Tôn Quyền. Năm 215, Tôn Quyền tấn công Hợp Phì. Khi Tôn Quyền bị Trương Liêu, Từ Hoảng vây khốn thì Chu Thái lần nữa cứu Tôn Quyền thoát khỏi vòng vây. Tôn Quyền nhờ có Chu Thái đỡ tên giùm nên không bị gì còn Chu Thái bị tên bắn xuyên hai lần áo giáp, còn vết thương thì vô kể. Lát sau Chu Thái còn lao vào vòng vây cứu Từ Thịnh. Trở về, Tôn Quyền mở một bữa tiệc nhỏ. Trong bữa tiệc ông bảo Chu Thái vén áo lên rồi hỏi thăm từng vết thương, Chu Thái cứ thực tình mà tâu từng vết thương bị khi nào, tại sao. Cứ mỗi vết thương, Tôn Quyền lại ban cho Chu Thái một chén rượu, lát sau Chu Thái say mèm. Sau đó Quyền lại ban cho Thái một cái tán , để ra vào thêm phần quí trọng.
Năm 222, Lưu Bị dẫn quân đánh Đông Ngô báo thù cho 2 em là Quan Vũ, Trương Phi. Đông Ngô nhờ có Lục Tốn dùng hỏa công đốt 40 doanh trại của Lưu Bị tại Di Lăng nên quân Thục đại bại. Chu Thái tham gia trận chiến này, đã chém chết Man Vương là Sa Ma Kha khi ông kéo quân truy kích quân Thục.
Năm 225, Chu Thái mất tại Giang Đông.


Lăng Thống
Lăng Thống (凌統; 189 - 237) tên chữ Lăng Công Tục (公績), là một tướng của Đông Ngô. Ông cùng với cha là Lăng Tháo theo Tôn Sách khi Sách đi đánh Nghiêm Bạch Hổ và Vương Lãng. Ông đã phục vụ cho Đông Ngô trong thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Lăng Thống sinh ở Dư Hàng, Chiết Giang.
Khi Tôn Quyền đi đánh Hoàng Tổ, cha ông bơi thuyền bị Cam Ninh bắn chết. Lúc này ông mới có 15 tuổi mà đã ra sức cướp được xác cha về. Sau đó, Cam Ninh hàng Tôn Quyền. Mang thù hằn trong lòng, ông luôn tìm cách giết Cam Ninh
Về sau, đánh nhau với Nhạc Tiến ở Hợp Phì, ông bị Tào Hưu lén bắn tên trúng ngựa làm ông ngã xuống đất, Nhạc Tiến định vác giáo lại đâm thì Cam Ninh đã kịp bắn tên trúng ngay trán Nhạc Tiến để cứu ông. Từ đó ông không còn thù hằn gì với Cam Ninh nữa.
Sau khi theo quân đánh An Huy, ông được phong Đãng Khấu Trung Lang Tướng, Lĩnh Phái Tướng, cùng Lã Mông đoạt được quận Kinh Châu của Lưu Bị.


Đông Ngô
Sau cái chết của Tôn Quyền năm 252, không có người kế tục xứng đáng, nhà Ngô bắt đầu đi xuống. Trong nước, quyền thần đánh nhau lục đục khiến nội bộ thêm suy yếu. Những cuộc áp chế thành công do Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu tiến hành trước các cuộc nổi loạn ở khu vực Hoài Nam (lãnh thổ Nguỵ) đã làm giảm ảnh hưởng của nhà Ngô.
Sau khi Cảnh đế Tôn Hưu chết, Tôn Hạo lên thay lại là người tàn bạo độc ác khiến nhân tâm thêm chia lìa. Năm 269 Dương Hựu, tướng nhà Tấn (nhà Tấn được Tư Mã Viêm thành lập sau khi tiêu diệt nhà Ngụy và Thục), bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm nước Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Tuấn. Bốn năm sau, Lục Kháng, vị tướng giỏi cuối cùng của nhà Ngô chết, nước Ngô không còn tướng tài. Kế hoạch xâm chiếm của nhà Tấn cuối cùng đã diễn ra vào mùa đông năm 279.
Tư Mã Viêm ra lệnh tấn công bằng 5 cánh quân đồng thời dọc theo sông Dương Tử từ Kiến Khang tới Giang Lăng trong khi hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng tới Kinh Châu dưới sự chỉ huy của các tướng Đỗ Dự, Vương Tuấn. Trước các cuộc tấn công mãnh liệt của quân Tấn, lực lượng nhà Ngô tan rã và Kiến Khang mất vào tháng 3 năm 280, Tôn Hạo đầu hàng nhà Tấn, kết thúc nhà Đông Ngô (229-280).
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





TAM QUỐC - EPISODE 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TAM QUỐC - EPISODE 2   TAM QUỐC - EPISODE 2 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
TAM QUỐC - EPISODE 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» tieu su tam quoc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
WELCOME TO 12A10 (MAC DINH CHI HIGH SCHOOL) :: GÓC GIẢI TRÍ :: TRUYỆN CHỮ-
Chuyển đến 
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất